Xã hội

Vũ trụ của chúng ta đang chết dần

(DNVN) - Vũ trụ đang “lão hóa” và chết dần trong cơn hấp hối chậm chạp sau khi tiến hành nghiên cứu hơn 200.000 thiên hà.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu vô tuyến thiên văn học quốc tế (ICRAR) ở Australia đã đo đếm mức năng lượng tạo ra trên 200.000 thiên hà, ở mức độ chính xác chưa từng thấy.  Họ phát hiện ra rằng mức năng lượng chỉ còn bằng một nửa so với cách nay 2 tỷ năm và đang giảm dần.

Bức xạ của các bước sóng trong vũ trụ đang yếu dần.
Bức xạ của các bước sóng trong vũ trụ đang yếu dần.

Giáo sư Simon Driver đến từ trung tâm nghiên cứu Thiên văn học Quốc tế (ICRAR) là người đứng đầu dự án nghiên cứu này cho biết: “Vũ trụ của chúng ta giống như đang trong giai đoạn tuổi già kéo dài mãi mãi. Về lý thuyết sẽ đến lúc năng lượng của vũ trụ biến mất và nó sẽ rơi vào trạng thái ngủ quên”.

"Đây sẽ là một tiến trình “về hưu” kéo dài và chậm chạp” – Driver nói – “Tiến trình dẫn tới cái chết của vũ trụ dài 100 tỷ năm, cho tới khi mọi ánh sao ngừng sinh ra.”

Đó là một khối dữ liệu khổng lồ, mà từ đây các nhà nghiên cứu sẽ lập một bản đồ với mô hình năng lượng của toàn bộ vũ trụ. Sau đó các nhà nghiên cứu bắt đầu tính toán và so sánh với năng lượng của vũ trụ khi mới hình thành.

ũ trụ có thể sẽ chết, nhưng đó là chuyện của 100 tỷ năm nữa. (Ảnh: Live science)
ũ trụ có thể sẽ chết, nhưng đó là chuyện của 100 tỷ năm nữa. (Ảnh: Live science)

Như chúng ta biết và công nhận, thì vũ trụ được hình thành từ vụ nổ Big Bang. Vụ nổ này giải phóng năng lượng rất lớn những không phải là tất cả, có một lượng năng lượng khác ẩn chứa trong các ngôi sao được hình thành.

 

Từ những năm 1990, người ta đã biết rằng vũ trụ đang từ từ chết dần. Tuy nhiên nghiên cứu mới đã lần đầu chỉ ra hiện tượng này trên các bước sóng. Các nhà khoa học đã dùng 7 kính viễn vọng mạnh nhất thế giới để quan sát các thiên hà và lập bản đồ về nhiều dạng năng lượng phát ra, từ tia hồng ngoại xa tới tia tử ngoại xa.

Tuy nhiên vũ trụ đang ngày càng “phẳng” hơn, các hoạt động của nó cũng không còn mạnh mẽ như một thập kỷ trước. Chính điều đó khiến cho các vụ va chạm ngày càng ít đi và nguồn năng lượng bên trong các ngôi sao cũng đang dần cạn kiệt.
Các quan sát ban đầu đã được thực hiện bằng Kính viễn vọng Anh – Australia đặt ở New South Wales. Ngoài ra người ta còn sử dụng 2 kính viễn vọng bay trên quỹ đạo, do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) điều hành và thêm một kính viễn vọng khác thuộc về Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA). Driver sẽ đệ trình công trình nghiên cứu mới tại Đại hội đồng Liên minh Thiên văn học Quốc tế ở Honolulu, Hawaii, Mỹ.

Từ đó mà các nhà khoa học đi đến kết luận vũ trụ của chúng ta đang chết dần, hay có thể gọi là đang già hóa. Sẽ đến lúc nguồn năng lượng của vũ trụ cạn kiệt, nhưng sẽ còn rất lâu nữa điều đó mới xảy ra. Do đó vào lúc này chúng ta chưa cần quá lo lắng về việc một ngày nào đó Mặt Trời sẽ không còn tỏa sáng và sưởi ấm Trái đất.

Tú Linh (Theo The Economic Times, dailymail)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo