Vụ "tử tù" Hàn Đức Long: Xuất hiện hung thủ trong vụ án?
Trở lại vụ án, cách đây hơn 11 năm: Vào 19h ngày 26/6/2005, vợ chồng anh chị Nguyễn Đình Sơn (ở thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang) đi làm đồng về không thấy con gái 5 tuổi tên N.T. Y đâu. Sáng hôm sau, người dân trong thôn đi làm đồng phát hiện thi thể cháu Y nằm ở mương nước thuộc đồng sắn, theo tin tức trên báo Dân việt.
Qua khám nghiệm tử thi nạn nhân, tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang kết luận: Tổn thương màng trinh và một phần da cơ tầng sinh môn phía sau là do ngoại lực tác động; vật dụng nhiều khả năng do dương vật của đối tượng gây nên. Nạn nhân chết do ngạt nước, trên cơ thể có nhiều xây xát, da bầm tím vùng trán...
Tại bản kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) cho thấy: Không phát hiện xác tinh trùng người trên miếng bông thu dịch âm đạo của nạn nhân Y.
Trên miếng bông và mảnh xi măng thu tại hiện trường có tinh trùng người, lượng dấu vết ít và chất lượng dấu vết kém nên không thu được gene; ba sợi lông thu tại hiện trường đều là lông người, trong đó chỉ có một sợi có gốc, nhưng ít tế bào gốc nên không phân tích được gene...
Đại tá Đào Thanh Hải - Phó GĐ Công an TP.Hà Nội khi còn là Trưởng phòng Cảnh sát hình sự nhắc đến yếu tố khám phá nhanh những vụ án mờ (không có ai trông thấy) đã nói, việc bảo vệ và khám nghiệm tốt hiện trường có vai trò rất quan trọng.
Bởi hiện trường là nơi xuất hiện và tồn tại của vật chứng, dấu vết phản ánh tổng thể về vụ việc. Vì vậy, hiện trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập các thông tin, tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, làm rõ vụ việc.
Theo luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), trong vụ án này, khi phát hiện thi thể cháu Y nằm như vậy, theo tâm lý thông thường người nhà sẽ lao vào để xem con mình ra sao. Việc người nhà khi tiếp cận chỗ cháu Y nằm có thể làm xáo trộn một phần hiện trường.
Trong hồ sơ vụ án, ông Long có khai một người tên G ở cùng thôn có dấu hiệu khả nghi. Cơ quan điều tra đã xác minh và kết luận, người đó tên N.V.G (SN 1953). Ông này có mặt ở quán chị L (mẹ cháu Y) và là người tiếp xúc cuối cùng với cháu Y vào tối xảy ra vụ án. Tuy nhiên Cơ quan điều tra khẳng định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được không đủ cơ sở kết luận ông G có liên quan đến vụ án.
Về vụ án oan sai của “người tử tù thế kỷ” Hàn Đức Long, PV Báo Gia đình và Xã hội đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Tuấn - Chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang để làm rõ những vấn đề liên quan.
Ông Tuấn cho biết, ngày 20/12/2016, căn cứ khoản 2, điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) VKSND tỉnh Bắc Giang đã kí quyết định số 01 đình chỉ vụ án đối với bị can Hàn Đức Long (ngụ tại xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về 2 tội danh “giết người” và “hiếp dâm trẻ em” do xét thấy hành vi của ông Long không đủ cấu thành tội phạm, đồng thời trả tự do cho ông Long.
Trong quyết định, VKSND tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu CA tỉnh, chính quyền địa phương khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Long theo quy định của pháp luật.
Trả lời câu hỏi của PV “Trước đây trong quá trình thẩm định tài liệu của CQĐT - CA tỉnh Bắc Giang chuyển sang, VKSND tỉnh Bắc Giang đã nhận thấy những thiếu sót hay chưa?”, ông Tuấn nói: “Thực ra bây giờ đi lại nói những cái đó nó khó.
Khi TAND tỉnh Bắc Giang xử xong phiên sơ thẩm, sau đó đến TAND Tối cao thì HĐXX vẫn giữ nguyên bản án “Tử hình” đối với bị cáo Long (vào năm 2011). Cho tới tận 2014, Hội đồng Giám đốc thẩm mới xét lại và ra quyết định hủy 2 bản án ở tòa sơ thẩm và phúc thẩm".
Nói về vấn đề bồi thường và việc các cơ quan tố tụng công khai xin lỗi ông Hàn Đức Long, ông Tuấn cho biết: Theo luật bồi thường trách nhiệm nhà nước, tới đây ông Hàn Đức Long có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho luật sư đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phải khôi phục lại danh dự, yêu cầu xem xét vấn đề bồi thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo