Vùng duyên hải Bắc Bộ sẽ đối mặt với bão giật cấp 17
Dự báo trong khoảng 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và tiếp tục mạnh thêm.
Bắt đầu đêm nay, vịnh Bắc Bộ sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8-9. Trong đó vùng biển phía Đông Vịnh Bắc Bộ sẽ có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp8-9. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Đến rạng sáng ngày mai, vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ vĩ Bắc;111,1 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 16-17.
Dự kiến trong 24 - 48h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Đến 4h sáng19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh - Nam Định khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15.
Dự kiến trưa 19/10, khi áp sát ven biển Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, bão số 7 vẫn còn ở cấp 12, giật cấp 14-15. Thậm chí khi đi vào sâu đất liền Hải Dương, Hưng Yên, bão vẫn còn mạnh cấp 10.
Hải Phòng là thành phố Cảng biển đang trong giai đoạn chuẩn bị hàng hóa cho dịp cuối năm ; Các công trình giao thông lớn như: cầu Bạch Đằng, cầu Tân Vũ, cầu vượt khác mức Lê Hồng Phong – Nguyễn Bỉnh Khiêm;
Các cao ốc...đang trong giai đoạn hoàn thành. Đặc biệt, vụ lúa mùa đang chuẩn bị thu hoạch. Vậy các cấp các nghành đã có phương án kịp thời chủ động đối phó với cơn bão Sarika đang tiến vào khu vực duyên hải Bắc Bộ, trọng tâm là vùng biển Duyên hải Bắc bộ từ Quảng Ninh đến Nam Định.
Theo Công điện khẩn 09/CĐ-PCTN&TKCN của thành phố Hải Phòng hồi 11h ngày 16/10/2016 ghi rõ: “Thông báo cho chủ các phương tiện, ngư dân đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển giới hạn bởi Bắc vĩ tuyến 15 và phía Đông kinh tuyến 113.Các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm đếm nắm bắt tình hình hoạt động của tàu thuyền, chủ động quản lý việc ra khơi và giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để chủ động ứng cứu khi có yêu cầu”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo