WB chi 124 triệu USD cho TP. HCM phát triển hạ tầng giao thông
Theo đó, khoản tín dụng sẽ cấp vốn xây dựng một hành lang Vận tải xe buýt nhanh nối An Lạc (phía tây bắc) với Rạch Chiếc (phía đông nam) thành phố, theo đại lộ Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ, với chiều dài khoảng 23 km và 28 bến đỗ.
Tổng chi phí của dự án là 137,45 triệu USD, bao gồm khoản tín dụng của Hiệp hội Phát triển Quốc tế 124 triệu USD.
Khoản còn lại 13,45 triệu USD là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Khoản tín dụng của Hiệp hội Phát triển Quốc tế có thời hạn là 25 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm.
Các điều khoản của khoản tín dụng hỗn hợp này bao gồm 1,25% lãi, 0,75% phí dịch vụ và 0,5% phí cam kết (có thể được miễn, căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc được đưa ra hàng năm).
Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ có năng lực vận chuyển 28.300 hành khách mỗi ngày. Hệ thống được thiết kế với những tính năng đáp ứng nhu cầu của phụ nữ, trẻ em và người tàn tật.
Đồng thời xây dựng một mạng lưới trong tương lai gồm 6 tuyến xe buýt nhanh và là sẽ đồng bộ với các hệ thống khác của thành phố như: hệ thống metro, tàu điện, xe buýt nhanh, và xe buýt trong tương lai sẽ được liên kết để phục vụ hành khách đi lại thuận tiện nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)