WB dự báo kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo “Điểm lại” cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có đánh giá kinh tế có chuyển biến tích cực, dần lấy lại đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2017, đồng thời khuyến nghị những lựa chọn chính sách nhằm củng cố khả năng ứng phó về kinh tế vĩ mô và xử lý những trở ngại tăng trưởng có tính chất cơ cấu, theo tin tức trê báo VOV.
Theo WB, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vững nhịp khôi phục từ cuối năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 5,7% trong nửa đầu năm 2017, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp và lạm phát cơ bản duy trì dưới 2%.
Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá: “Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang thể hiện sức dẻo dai nhờ ưu thế của các yếu tố căn bản đảm bảo tăng trưởng của Việt Nam – bao gồm sức cầu trong nước và ngành sản xuất chế tạo chế biến.
Đà tăng trưởng vẫn được duy trì là yếu tố thuận lợi để Việt Nam xử lý những trở ngại có tính chất cơ cấu cho tăng trưởng trong trung hạn, đồng thời tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và tạo lập lại những khoảng đệm chính sách.”
6 tháng đầu năm 2017, sản lượng dầu thô giảm 12,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống khoảng 6,9 triệu tấn. Tuy nhiên, để chặn đà suy giảm của ngành khai khoáng nói riêng và cả khu vực công nghiệp nói chung, Chính phủ có đề xuất Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét khả năng khai thác thêm ít nhất một triệu tấn dầu thô trong năm nay, báo Vneconomy đưa tin.
Quan điểm chính sách tiền tệ vẫn phải cân đối giữa hai mục tiêu ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng, với lãi suất thực khá thấp và tăng trưởng tín dụng ở mức cao, ước khoảng 20% (so với cùng kỳ). Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế với hàm lượng và tăng trưởng tín dụng cao kéo dài có thể làm dấy lên quan ngại về chất lượng tài sản, nhất là trong điều kiện nợ xấu trước đây vẫn chưa được chưa xử lý triệt để - báo cáo nêu rõ.
Các tác giả báo cáo cũng nhận định, cân đối tài khoản vãng lai của Việt Nam sau khi đạt thặng dư lớn trong năm 2016 đã giảm dần trong những tháng đầu năm 2017 do tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa vẫn tương đối ổn định, nhưng tỷ giá thực (REER) tiếp tục tăng. Tỷ giá thực tăng nhờ khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thặng dư kinh tế đối ngoại lớn, nhưng điều đó lại có thể là mối quan ngại cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước của Việt Nam khi họ vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về năng lực cạnh tranh.
Triển vọng kinh tế Việt Nam, theo báo cáo thì vẫn thuận lợi khi tăng trưởng được duy trì đi kèm với kinh tế vĩ mô ổn định. Tăng trưởng kinh tế dự kiến tiếp tục được cải thiện trong 6 tháng cuối năm nhờ tiêu dùng cá nhân, các ngành chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
Áp lực lạm phát ở mức vừa phải trong đó lạm phát cơ bản ổn định nhờ giá lương thực, thực phẩm và năng lượng dự báo vẫn ở mức thấp và các điều chỉnh giá các dịch vụ do nhà nước quản lý được phối hợp hợp lý hơn.
Tài khoản vãng lai dự kiến vẫn thặng dư nhưng ở mức thấp hơn khi tăng trưởng nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng dự kiến được cải thiện lên mức 6,4% trong các năm 2018 - 2019, cùng với ổn định chung về kinh tế vĩ mô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết