WB lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Báo cáo "Triển vọng Kinh tế Toàn cầu" của WB dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm 6%. 5 quốc gia khác cũng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao gồm Myanmar, Philippines, Indonesia, Bangladesh và Ethiopia. WB dự báo, Myanmar sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất 8% nhờ sự mở cửa của chính phủ cũng như những thay đổi về chính trị.
Theo WB, Việt Nam đã đẩy mạnh các nỗ lực phát triển, thúc đẩy tiến trình tư nhân hóa, đồng thời bắt kịp một số quốc gia láng giềng. Nông nghiệp Việt Nam cũng đã giảm tỷ trọng trong toàn nền kinh tế khi chỉ chiếm 18% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hồi năm ngoái, trong khi ngành sản xuất và dịch vụ chiếm tới 82%.
Ngoài ra, khu vực tư nhân của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ vào dân số và lực lượng lao động ngày càng gia tăng, lương thực tế cũng tăng và giá cả ổn định ở mức thấp. Tuy có một số trục trặc, các cải cách và tư nhân hóa vẫn đang diễn ra, dù chậm hơn mong đợi. Sự kiểm soát của nhà nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm cùng lúc đầu tư vào hạ tầng và công nghiệp gia tăng, dẫn đến dự báo tăng trưởng hàng năm đạt 6%.
Việt Nam dựa nhiều vào xuất khẩu và đây là một điểm yếu nếu xét đến nhu cầu của thế giới đã yếu đi, nhưng nhu cầu trong nước là động cơ cho tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai gần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ