WB: Việt Nam sẽ dẫn đầu tăng trưởng Đông Nam Á
Tại Indonesia, tăng trưởng được dự báo ở mức 5,1% trong năm 2016 và 5,3% trong năm 2017, tùy thuộc vào thành công của các chương trình cải cách cũng như việc thực hiện chương trình đầu tư công đầy tham vọng của chính phủ nước này.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Thái Lan được dự báo ở mức 2,5% trong năm 2016 sau khi ghi nhận mức tăng 2,8% trong năm ngoái.
Theo báo cáo của WB, một số quốc gia nhỏ, trong đó có Lào, Mông Cổ và Papua New Guinea, sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa ở mức thấp và nhu cầu bên ngoài yếu. Tăng trưởng của Campuchia sẽ dưới mức 7% trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, do giá các mặt hàng nông nghiệp thấp, xuất khẩu hàng dệt may yếu, và tăng trưởng của ngành du lịch còn khiêm tốn.
Các nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á được cho là sẽ tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng tại các quốc gia đang phát triển ở Đông Á từ năm 2016 đến 2018.
Báo cáo mang tên "Cập nhật Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương" của WB cho hay, so với mức tăng trưởng 4,7% ghi nhận trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng tại khu vực này, không tính Trung Quốc, sẽ tăng lên 4,8% trong năm nay và 4,9% trong năm 2017 - 2018.
Nếu tính cả Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng tại khu vực Đông Á đang phát triển được cho là sẽ giảm từ 6,5% trong năm 2015 xuống còn 6,3% trong năm nay và 6,2% trong năm 2017-2018. Dự báo này phản ánh sự thay đổi dần sang tăng trưởng chậm hơn và bền vững hơn của trung Quốc, dự kiến sẽ ở mức 6,7% trong năm nay và 6,5% trong năm tới, thấp hơn mức 6,5% ghi nhận trong năm 2015.
Tuy nhiên, triển vọng đối với mỗi quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào quan hệ tài chính và thương mại với các nền kinh tế có thu nhập cao và Trung Quốc, cũng như tùy thuộc vào xuất khẩu hàng hóa.
"Các quốc gia đang phát triển tại Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục đóng góp to lớn vào tăng trưởng toàn cầu. Khu vực này chiếm khoảng 2/5 tăng trưởng toàn cầu trong năm ngoái, cao hơn gấp 2 lần sự đóng góp của tất cả các khu vực đang phát triển khác cộng lại. Khu vực này được hưởng lợi từ các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng, trong đó có nỗ lực thúc đẩy thu nhập nội địa tại một quốc gia xuất khẩu hàng hóa", bà Victoria Kwakwa, Phó Giám đốc WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết.
Tuy nhiên, bà cho biết thêm, trong bối cảnh các điều kiện trên toàn cầu có nhiều thách thức, khu vực này muốn tăng trưởng bền vững thì chương trình cải cách cấu trúc của mỗi quốc gia cần đạt nhiều tiến bộ hơn nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng khó sốt nóng
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
PGBank mở chi nhánh mới tại Nghệ An
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam