Wikileaks: Hoa Kỳ đã biết Qatar và Ả Rập Saudi hỗ trợ IS
Trong một bức thư có nhan đề "Những nguồn thông tin tình báo phương Tây, Mỹ và những nguồn trong khu vực" vào tháng Tám năm 2014 đã được gửi cho phát ngôn viên của tổng thống Mỹ ông John Podesta, bà Clinton nhấn mạnh rằng "Peshmarga (lực lượng vũ trang người Kurd) trang bị các thiết bị phù hợp và làm việc với các cố vấn Hoa Kỳ có thể tấn công IS thông qua tấn công phối hợp được hỗ trợ bằng đường hàng không".
Bà Clinton cũng đề nghị xem xét khả năng để cung cấp cho "Quân đội Syria Tự do" những bộ trang phục quân sự đặc biệt mà cho phép họ thắng IS và đẩy mạnh các chiến dịch chống lại chế độ Syria.
Trong một diễn biến khác, các nhà khoa học chính trị Atef Abdel Jawad giảng viên Đại học George Washington đã có bình luận về lập trường của Hoa Kỳ gắn với cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Qatar và các nước Ả Rập khác.
"Có hai khía cạnh trong lập trường của Mỹ. Thứ nhất, Hoa Kỳ luôn nói rằng cuộc khủng hoảng song phương giữa bất kỳ hai nước nào cũng liên quan trước hết đến chính những nước đó. Mỹ không can thiệp vào quan hệ song phương. Như vậy, trong tình huống với Qatar đó là vấn đề nội bộ với Bahrain, Saudi Arabia, Ai Cập và UAE. Thứ hai, Hoa Kỳ không hài lòng với liên hệ của Qatar với các tổ chức khủng bố và những nhà tài trợ của chúng".
Lập trường của Qatar đi ngược với chiến dịch chống khủng bố. Trên truyền hình quốc gia Qatar công bố bài phát biểu của những nhân vật hô hào mong cái chết cho các tín đồ Kitô. Tại Qatar có những người gửi tiền cho "Al Qaeda", mà "chúng ta đều biết Hoa Kỳ cảm thấy thế nào với những ai ủng hộ và tài trợ cho "Al-Qaeda", nhà phân tích chính trị nhắc nhở.
Tại Mỹ, người ta nói rằng Qatar chưa tham gia hiệp ước năm 2014 về cấm tuyên truyền căm hận và thù địch. Mà ngay vào năm 2015 ông John Kerry cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nhận định là thực tế Qatar đang tài trợ cho các tổ chức khủng bố. Từ đó có thể xác định lập trường của Hoa Kỳ ra sao.
Hiện nay ở Mỹ đang có những lời kêu gọi đưa Qatar vào danh sách các nước bảo hộ khủng bố. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra vì mấy nguyên nhân.
Thứ nhất, ở Qatar có căn cứ Mỹ "Al-Udeid» (mà "Al Udeid" được coi là căn cứ hậu cần-quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ ở nước ngoài).
Thứ hai, Qatar cần cho việc duy trì các liên lạc bí mật với các nhóm khủng bố. Hoa Kỳ, các nước Tây Âu và những cường quốc hàng đầu thế giới đều chính thức tuyên bố không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với các chiến binh và không có bất kỳ liên lạc nào với chúng. Vai trò này do Qatar đảm nhiệm.
Thứ ba, Qatar giúp giải thoát những con tin người châu Âu bị bọn khủng bố bắt cóc.
Bây giờ người Mỹ đang tỏ ra bất mãn với chính sách của Qatar. Trong tương lai, nếu nước này không thay đổi đường lối thì chúng ta sẽ thấy hành động nào đó quyết liệt hơn từ phía Hoa Kỳ liên quan đến vương quốc Qatar".
End of content
Không có tin nào tiếp theo