World Cup 2014: Brazil có lặp lại kịch bản khủng hoảng của Hi Lạp?
Những bài học nhãn tiền
Những người Brazil lạc quan đang kỳ vọng một kỳ World Cup diễn ra thành công sẽ làm tăng thêm hình ảnh tốt đẹp của đất nước, cải thiện du lịch. Tuy nhiên, thực tế đã có không ít các quốc gia phải trả giá cho cái gọi là "tạo hiệu ứng hình ảnh" mà Hy Lạp là một "bài học" đắt giá.
Đến hiện tại, không ít người vẫn còn nhớ tới một lễ đăng cai tràn ngập các vị thần kiêu hãnh, lộng lẫy và hoành tráng tại kỳ Olympic Athen 2004. Hy Lạp khi đó là một quốc gia đầy "danh dự" với một kỳ Olympic có giá tới 9 tỷ Euro (tương đương khoảng 11 tỷ đôla hiện tại - ít hơn con số 12 tỷ USD của Brasil), đắt nhất trong lịch sử. Và rồi khi hào quang đi qua, còn lại là nợ công, thâm hụt ngân sách khổng lồ, lạm phát không thể vãn hồi... Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ quốc gia ngay sau Olympic. Năm 2005, Hy Lạp trở thành quốc gia đầu tiên bị đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban Tài chính châu Âu với mức thâm hụt ngân sách 61,% GDP (gấp 2 lần mức cho phép của Eurozone), nợ công 110,6% GDP (hiện tại là 165,3%).
"Bóng ma" khủng hoảng Hy Lạp đang đè nặng lên người dân Brazil khi mà đất nước này vẫn còn quá nhiều người sống dưới mức nghèo khổ. Lo lắng là có cơ sở bởi ngay cả lợi ích tức thời do World Cup mang lại như khách du lịch cũng không như kỳ vọng. Đây là bài học đã được rút ra từ những kì World Cup trước được tổ chức ở Đức, Nam Phi, Anh...
Theo tính toán của Chính phủ Brazil, nước này có thể thu được 3,3 tỷ USD từ 3,7 triệu khách du lịch, trong đó có khoảng 600.000 khách du lịch nước ngoài tới đây trong thời gian diễn ra World Cup. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, hãng hàng không GOL (Brazil) thông báo khả năng có thể sẽ thua lỗ trong tháng 6 khi số lượng khách du lịch đến vì World Cup không đủ bù đắp cho sự sụt giảm lên đến 70% số khách du lịch kinh doanh.
Những lo lắng có cơ sở
Brazil đã chi khoảng 12 tỷ USD cho World Cup 2014 - một con số khổng lồ đối với một quốc gia đứng thứ 5 thế giới về dân số (200 triệu dân) và có GDP trên đầu người là 10.263 USD/người. Và hiển nhiên, số tiền lớn như thế chỉ để dành cho bóng đá đã khiến không ít người dân xứ sở Samba phẫn nộ. Tính đến trước khi World Cup diễn ra, tới ngày 10/6, ở Brazil vẫn còn cuộc biểu tình. Người dân biểu tình vì họ cho rằng Chính phủ nên dùng khoản tiền đó để đầu tư vào giáo dục, y tế và nhiều phúc lợi xã hội khác dành cho người nghèo thay vì lãng phí vào World Cup!
Theo đánh giá của hãng bảo hiểm tín dụng ICIC, tình hình nền kinh tế của Brazil sẽ không được cải thiện mà còn trở nên trầm trọng hơn. Bởi dù các dự án đầu tư liên quan đến World Cup đổ vào nước này đã giúp tổng sản phẩm quốc nội của Brazil tăng thêm 0,5% nhưng đi cùng với đó là lạm phát tăng 2,5%. Trong khi đó, theo dự báo, tác động tích cực từ các dự án đầu tư này sẽ nhanh chóng tiêu tan sau khi World Cup đi qua, chỉ lạm phát là còn lại!
Một số liệu đáng giật mình nữa đó là, với những dự án đầu tư lớn như thế đầu tư thêm nhưng thực tế kinh tế Brazil trong năm 2014 được dự đoán sẽ không đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Moody dự đoán mức tăng trưởng GDP mà World Cup 2014 mang lại cho Brazil chỉ đạt tối đa 0,4%. Hãng tin Reuters đưa tin theo một cuộc thăm dò của các ngân hàng trung ương, mức tăng trưởng GDP trong năm 2014 của Brazil cũng chỉ trong khoảng 1,7-2,2%, không hề đột phá so với số liệu năm 2012 hay 2013.
Như vậy, có thể thấy, dù World Cup 2014 vẫn đang từng ngày đốt nóng các sân cỏ, thì người dân và Brazil vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu không muốn phải trả một cái giá quá đắt cho "hậu World Cup".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh