Xã hội

Nâng tầm kỹ năng người lao động đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

DNVN - Doanh nghiệp đảm bảo cho người lao động cơ hội phát triển và nâng cao kỹ năng nghề bằng cách tham gia các loại hình đào tạo nghề nghiệp phù hợp. Đây được xem là một kinh nghiệm quốc tế có thể chắt lọc ứng dụng để góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.

Tôn vinh và lan tỏa giá trị Kỹ năng lao động / Chương trình đào tạo 9+: nhiều lợi ích cho người học

Kinh nghiệm tạo sự đột phá của Nhật Bản

Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề và chính sách học tập suốt đời đã được Nhật Bản hàng thực hiện từ nhiều thập kỷ trước tạo bước đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động, chuẩn hóa nguồn nhân lực quốc gia.

Cơ sở nền tảng của các hoạt động trên là hai Bộ Luật: Luậtthúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và Luật thúc đẩy học tập suốt đời. Luật thúc đẩy học tập suốt đời Nhật Bản bao gồm ba chính sách lớn: Khuyến khích các tỉnh thiết lập cấu trúc từ trên xuống để xây dựng chương trình, kế hoạch và cung cấp cơ hộihọc tập suốt đời riêng cho địa phương dựa trên chương trình quốc gia đảm bảo phân cấp và phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân hợp tác trong việc phát triển xã hội học tập suốt đời thông qua kết nối với cộng đồng và các khu vực phi lợi nhuận.

Thúc đẩy sự tham gia của Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp trong việc hỗ trợ học tập suốt đời, qua đó khuyến khích các chương trình và chính sách của ngành công nghiệp tư nhân triển khai chương trình học tập suốt đời tại doanh nghiệp.


Tạo cơ hội phát triển cho người lao động thông qua nâng cao trình độ kỹ năng nghề là một giải pháp cần được thúc đẩy
Hoạt động công nhận, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại Luật thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản, theo đó doanh nghiệp và người sử dụng lao động tham gia vào hoạt động đào tạo nghề, phát triển kỹ năng và năng lực hành nghề, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề cho người lao động qua nhiều giải pháp với các cơ hội khác nhau.

Doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng người lao động tại doanh nghiệp có cơ hội phát triển và nâng cao khả năng nghề bằng cách tham gia các loại hình đào tạo nghề nghiệp phù hợp. Việc đào tạo và phát triển kỹ năng của người lao động được thực hiện tại nơi làm việc trong doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề công lập hoặc cơ sở đào tạo nghề tư nhân.

Nâng tầm kỹ năng lao động

Tại Việt Nam, hiện nay việc phát triển kỹ năng cho người lao động tại nơi làm việc, tại doanh nghiệp, gia đình và trong cộng đồng, xã hội bằng cách tự học, tự rèn luyện, học qua đồng nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều lựa chọn cho người lao động phát triển kỹ năng suốt đời một cách hiệu quả…Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành trung ương về về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã chỉ rõ “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Do đó, việc nghiên cứu, chắt lọc kinh nghiệm quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển kỹ năng cho người lao động gắn với nhu cầu của doanh nghiệp là rất cần thiết, đây cũng là một nội dung trọng tâm của dự thảo đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Trong đó, dự thảo đề xuất các quy định pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý, để cộng đồng doanh nghiệp tham gia với vai trò dẫn dắt trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề của người lao động.

Khuyến khích và triển khai các chính sách để các bên liên quan cùng đồng hành gồm gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động cùng tham gia phát triển chương trình đào tạo để tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động của mình dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo các hình thức, phương thức linh hoạt, đa dạng khác nhau.

Hình thành hội đồng kỹ năng ngành, nghề ở 3 cấp độ: Cấp độ quốc gia, cấp độ ngành, và cấp độ cơ sở nhằm thiết lập cơ chế kết nối thực chất, hiệu quả giữa các bên liên quan. Thực hiện chuyển đổi mô hình “học một lần dùng cả đời” sang “học tập suốt đời” gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và gắn với nhu cầu của doanh nghiệp có sự tham vấn, khuyến nghị của hội đồng kỹ năng ngành, nghề các cấp.

Anh Quang
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm