Quốc tế

Xây 100 thành phố thông minh: Ấn Độ có quá tham vọng?

Kế hoạch của Ấn Độ trong việc xây dựng 100 thành phố thông minh vào năm 2022 đã nhận được sự ủng hộ của các nước như Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia chính sách đô thị lại bi quan về mục tiêu cũng như tính khả thi của dự án.
Kế hoạch táo bạo của Ấn Độ đã được thông báo chỉ vài tháng sau khi ông Narendra Modi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 5/2014, nhằm mục đích biến các thành phố vệ tinh đang phát triển của Ấn Độ và các trung tâm đô thị lớn từ "tình trạng đói nghèo và thắt cổ chai "sang" các biểu tượng hiệu quả, tốc độ và quy mô".
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: ibtimes.co.uk)
 
Dự án này nhằm điều tiết dân số đô thị ngày càng gia tăng của Ấn Độ - một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số nhanh nhất thế giới, gia tăng việc làm và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 
Mơ hồ định nghĩa "thành phố thông minh"  
 
Định nghĩa "thành phố thông minh" vẫn còn lỏng lẻo tại Ấn Độ và trên khắp thế giới. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Brookings đưa ra vào đầu năm nay, nhiều người cho rằng, việc áp dụng công nghệ là một yếu tố rất quan trọng. Những sáng kiến đầy tham vọng trong việc xây dựng các thành phố thông minh, bao gồm việc sử dụng dữ liệu và cơ sở hạ tầng tự động nhằm quản lý năng lượng và sử dụng nước để tạo ra các mạng lưới vận tải thông minh. 
 
Song, Ấn Độ có khả năng sẽ tập trung vào việc khắc phục tình trạng thiếu các tiện nghi và cơ sở hạ tầng cơ bản, chẳng hạn như nhà ở, cấp nước, vệ sinh và điện tại các khu đô thị hiện có.
 
"Một phần lớn sáng kiến này chỉ nhằm có được các thành phố hiện tại hoạt động theo cách thức hiệu quả hơn", ông Nicholas Holt, người phụ trách nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Knight Frank nhận định. 
 
Cyberabad, nằm ở ngoại ô Hyderabad, là một ví dụ về một thành phố thông minh. Thành phố này bị bỏ hoang và việc mở rộng hay tái thiết các khu đất này rất phức tạp bởi độ ô nhiễm môi trường nặng nề. Jayesh Ranjan, giám đốc quản lý Tập đoàn Cơ sở hạ tầng Công nghiệp bang Telangana, miêu tả chương trình cải tiến của khu vực này trong một bài báo đăng tải hồi tháng Ba rằng, đây là việc chuyển đổi các tòa nhà lớn thành các tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng, và không lãng phí nước; thực hiện một chiến lược bảo tồn nguồn nước.
 
Còn theo ông Holt, công nghệ sẽ đóng một vai trò lớn hơn tại các thành phố mới vốn được xây dựng từ khu đất hoang.
 
Dự án có thể "ngốn" 2 nghìn tỷ USD
 
Theo một báo đưa ra vào đầu tháng này, Công ty nghiên cứu TechSci cho biết, chính phủ của Thủ tướng Modi đã chi 962 triệu USD cho dự án xây dựng các thành phố thông minh trong ngân sách liên bang cho năm tài khóa bắt đầu vào tháng Tư. Tuy nhiên, toàn bộ dự án này có thể cần đến 2 nghìn tỷ USD.
 
Để cấp tiền đủ cho dự án, ông Modi đã tìm kiếm các nguồn viện trợ quốc tế thông qua các kênh ngoại giao. Trong tuần này, Pháp đã thông báo đầu tư 1 tỷ USD hướng đến việc phát triển 3 thành phố thông minh, trong đó có Pondicherry và Nagpur. Các tập đoàn tư nhân cũng được cho là sẽ bắt tay tham gia dự án, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo họ có thể phải đối mặt với nhiều cạm bẫy.
 
Theo ông Nicholas Holt, người phụ trách nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Knight Frank: "Sẽ là sự kết hợp giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Điều đó có thể là một trong những thách thức bởi vì các công ty tư nhân sẽ làm việc với chính quyền địa phương, bang và nhà nước".
 
Báo cáo tháng Tư của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Chiến lược Accenture cho hay, chính phủ phải thành lập một khuôn khổ chính sách ổn định cho hoạt động đầu tư tư nhân. 
 
"Trong việc này, đối với chính phủ, nhân tố quan trọng là phát triển một đề xuất giá trị đầu tư mạnh mẽ trên cơ sở từng dự án. Chính phủ không nên kỳ vọng các nhà đầu tư chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn, đơn giản vì đây là một dự án có lợi ích xã hội đáng kể", báo cáo có đoạn viết.
 
NM (Theo CNBC)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo