Xây dựng 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020
11 khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) gồm: Khu NNCNC Thái Nguyên (vùng Đông Bắc); khu NNCNC Sơn La (vùng Tây Bắc); khu NNCNC Hải Phòng; Nam Định (vùng đồng bằng sông Hồng); khu NNCNC Thanh Hóa; Nghệ An (vùng Bắc Trung Bộ); khu NNCNC Phú Yên (vùng Duyên hải Nam Trung Bộ); khu NNCNC Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên); khu NNCNC Bình Dương (vùng Đông Nam Bộ); khu NNCNC Hậu Giang và khu NNCNC Tiền Giang (vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xem là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng quy hoạch chung khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.
Theo dự thảo khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải dành ít nhất 60% diện tích đất cho xây dựng cơ sở nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, xử lý chất thải và cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong nông nghiệp
Về cơ chế chính sách, ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ tối đa 70% kinh phí đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các hạng mục về cây dựng hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu. Ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà nước, nhà tư vấn, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông. Hỗ trợ các hình thức hợp tác, liên kết giữa sản xuât, chê biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phâm nông nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo