Pháp luật

Xét xử đại án VNCB: Xem xét trách nhiệm hình sự Trần Quý Thanh

Công tố viên tiếp tục đề nghị HĐXX và cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm hình sự của cha con ông Thanh với vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh.

Ngày 16/1, tranh luận về quan điểm phía bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty Tân Hiệp Pháp) và ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát), đại diện VKSND Cấp cao nhận định, việc chuyển tiền từ bà Bích sang ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng - VNCB) là có sự đồng ý của chủ tài khoản, theo tin tức trên báo Vnexpress.

Phạm Công Danh tại tòa. Ảnh báo Giáo dục Việt Nam. 

Theo VKS, bà Bích thế chấp các sổ tiết kiệm để vay tiền VNCB thực chất là giao dịch giả tạo, nhằm giúp bị cáo Danh rút tiền. Đây là nguyên nhân khiến VNCB thiệt hại số tiền 5.190 tỷ đồng. Kết luận này căn cứ vào nội dung sử dụng vay vốn không phải là ý chí của người vay tiền.

"Thực tế, người vay không sử dụng vốn vay. Tiền vay từ VNCB dù giao cho Danh sử dụng nhưng biên bản vẫn thể hiện 'sử dụng đúng mục đích'. Các khách hàng (người đứng tên sổ tiết kiệm) đều xác định việc chuyển tiền vay trước, ủy nhiệm chi sau", VKS nói và cho biết những căn cứ này có trong hồ sơ vụ án, bác bỏ quan điểm của bà Bích là "vay vốn để kinh doanh".

Đối với quan hệ vay mượn tiền giữa Cựu chủ tịch VNCB và ông Thanh, VKS xác định nó tồn tại trong thời gian dài. Trong đó, ông Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện hồ sơ vay giả tạo để lấy tiền từ VNCB chi trả cho cá nhân.

Từ đó, công tố viên tiếp tục đề nghị HĐXX và cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm hình sự của cha con ông Thanh với vai trò giúp sức cho ông Danh.

Đối với cơ sở xem xét trách nhiệm hành vi trốn thuế, kiểm sát viên căn cứ vào quá trình xét hỏi có về việc bà Bích, ông Thanh nhận một số khoản tiền nhận từ Phạm Thị Trang. Căn cứ vào quy định pháp luật về thu nhập cá nhân, VKS khẳng định đề nghị xem xét hành vi trốn thuế là có căn cứ, báo VOV đưa tin.

 

Tuy nhiên việc “Có nhận tiền lãi hay không, trong quá trình điều tra sẽ làm rõ và kết luận”, VKS khẳng định. Số tiền trên 5000 tỷ, quan điểm của các LS không phải là vật chứng của vụ án, VKS khẳng định số tiền được rút ra từ hành vi cố ý làm trái, có giá trị chứng minh tội phạm thì cần phải thu hồi.

Quan điểm của người tham gia tranh tụng cho rằng, liên quan khoản tiền 5.190 tỷ đồng không có thiệt hại, VKS cho rằng, hành vi cố ý làm trái là vay giả tạo và thiệt hại thực tế đã xảy ra. Hành vi cố ý làm trái của thể hiện ở việc thể hiện vay giả tạo để rút tiền ngân hàng.

Quan điểm của người tham gia tranh tụng cho rằng, liên quan khoản tiền 5.190 tỷ đồng không có thiệt hại, VKS cho rằng, hành vi cố ý làm trái là vay giả tạo và thiệt hại thực tế đã xảy ra. Hành vi cố ý làm trái của thể hiện ở việc thể hiện vay giả tạo để rút tiền ngân hàng.

Về vi phạm quy định về cho vay, quan điểm của các LS là công ty vay độc lập với Phạm Công Danh, việc vay tiền không liên quan đến Phạm Công Danh…

Theo VKS, căn cứ vào lời khai tại phiên tòa cũng như hồ sơ tài liệu, Danh lập các công ty ra và nhờ các bị cáo đứng tên giám đốc, đều thể hiện các công ty này đều là của Thiên Thanh.

 

Tài sản cầm cố cũng sở hữu của Tập đoàn Thiên Thanh. Tiền rút ra từ các công ty này đều do Danh sử dụng về bản chất Danh là người vay. Danh là người chỉ đạo các bị cáo vay vốn nên phải chịu trách nhiệm. 

Nên đọc
Dã Qùy (Tổng hợp theo báo Vnexpress, VOV)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo