Xét xử Phạm Công Danh: Đại diện ông Trần Quí Thanh lên tiếng
Phiên phúc thẩm vụ án VNCB sáng 10/1 mở đầu bằng việc đại diện VKS Cấp cao tại TP.HCM đưa ra quan điểm về kháng cáo trong vụ án xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm trong đại án 9.000 tỷ tại VNCB. Sau khi VKS nêu quan điểm, cuối giờ sáng các luật sư bắt đầu bước vào phần bào chữa, theo tin tức trên báo Đất việt.
Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án Phạm Công Danh, Viện kiểm sát đã trình bày quan điểm của mình, trong đó có nhận định Bản án sơ thẩm đã không xem xét vai trò đồng phạm của Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích là thiếu sót. Đại diện của ông Trần Quí Thanh, ông Phan Vũ Tuấn, đã cho phóng viên biết các quan điểm của mình.
Theo ông Tuấn, việc “ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh hay không” đã được đặt ra từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Kết quả là ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích không có bất cứ hành vi gì vi phạm pháp luật, không cho vay nặng lãi, không đồng phạm với Phạm Công Danh trong hành vi cố ý làm trái hay vi phạm quy định về cho vay.
Trong vụ án này, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích và các cộng sự gửi tiền tại VNCB, hiện nay đang có nguy cơ bị mất tiền theo phán quyết của án sơ thẩm, đó chính là lý do mà các cá nhân này kháng cáo. Theo ông Phan Vũ Tuấn, thực tế không có và không thể có chuyện ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh để lấy tiền của chính mình.
"Đồng phạm là cùng chung ý chí, cùng chung hành động, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là khách hàng gửi tiền, vay tiền tại VNCB. Phạm Công Danh cùng các đồng phạm rút tiền tại VNCB, không có bất cứ lý do gì, lợi ích gì để ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh" - Ông Phan Vũ Tuấn lập luận.
Việc ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích vay tiền VNCB là cầm cố sổ tiết kiệm của chính mình, làm đúng theo sự hướng dẫn của VNCB, không liên quan gì đến hành vi của Phạm Công Danh.
Hồ sơ thể hiện trong năm 2013, 3 cá nhân là Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trần Hoài Phục (thuộc nhóm bà Trần Ngọc Bích - Công ty Tân Hiệp Phát) đã gửi tiền bằng hình thức sổ tiết kiệm tại VNCB. Sau đó đó dùng chính 6 sổ tiết kiệm này thế chấp cho ngân hàng để vay tiền, báo Tuổi trẻ đưa tin.
Tuy nhiên trong khi các cá nhân chưa ký vào hợp đồng vay thì Mai Hữu Khương (giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) đã thực hiện chuyển khoản 300 tỉ đồng tiền vay của 3 cá nhân này vào tài khoản của họ, rồi sau đó lại tự ý chuyển sang tài khoản cho Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT VNCB,sử dụng hết.
Tòa sơ thẩm đã giải tỏa kê biên 6 sổ tiết kiệm của 3 khách hàng nêu trên nhưng giao cho VNCB giữ sổ để đảm bảo khắc phục thiệt hại. Cả 3 cá nhân đều kháng cáo.
Khai trước tòa, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (đại diện ủy quyền của 3 cá nhân) khẳng định 6 sổ tiết kiệm nêu trên không được bảo đảm cho bất kỳ khoản vay nào tại VNCB, vì vậy bà đề nghị tòa tuyên buộc VNCB phải trả lại sổ tiết kiệm cho khách hàng. Được cho đối chất tại tòa, bà Thảo và một số bị cáo đã tốnhau về những sai phạm trong quy trình thẩm định hồ sơ vay tiền của VNCB.
Cụ thể, bà Thảo cho biếtlúc đầu 3 khách hàng dự định cầm cố sổ tiết kiệm cho VNCB để vay tiền nhưng sau đó không vay nữa. Bà đã đòi sổ tiết kiệm nhiều lần nhưng ngân hàng không trả. Bà phải sử dụng các hình thức gửi văn bản, lập vi bằng nhưng đến nay vẫn chưa nhận lại được sổ tiết kiệm.
Trong khi đó, bị cáo Mai Hữu Khương - giám đốc chi nhánh VNCB Sài Gòn,cho rằng bà Thảo nói không đúng sự thật. Theo bị cáo, lúc đầu khách hàng muốn vay tiền nhưng sau đó không vay nữa nên không chịu ký tên vào hồ sơ vay.
Tuy nhiên khi khách hàng chưa ký tên thì bị cáo đã giải ngân, đểsố tiền này Phạm Công Danh đã sử dụng hết?Bị cáo thừa nhận đây là thiếu sót phải chịu trách nhiệm.
Khai trước tòa, bị cáo Phan Thành Mai - nguyên tổng giám đốc VNCB,cho biết 3 khách hàng nêu trên thuộc “nhóm Dr. Thanh” (ông Trần Quý Thanh - Công ty Tân Hiệp Phát). Đây là nhóm khách hàng lớn của VNCB, vì vậy các bị cáo rất tin tưởng, nể nang.
Ở tòa sơ thẩm, các bị cáo cũng thừa nhận theo chỉ đạo của Phạm Công Danh thì với khách hàng trong nhóm Dr. Thanh có thể giải ngân trước rồi bổ sung chữ ký vào hồ sơ vay sau, tất cả lãnh đạo VNCB chi nhánh Sài Gòn đều biết việc này.
Quá trình xét hỏi tại tòa cho thấy việc các cá nhân cầm cố sổ tiết kiệm cho VNCB vay tiền chỉ là hình thức. Thực chất theo các bị cáo, đây là mối quan hệ vay mượn giữa Phạm Công Danh và ông Trần Quý Thanh.
Bị cáo Danh nhiều lần xin hội đồng xét xử làm rõ bản chất của các khoản vay mượn này. Theo bị cáo, bị cáo và ôngThanh có quan hệ thân thiết nhiều năm, vay tiền nhiều lần. Ông Thanh gửi khoản tiền rất lớn ở VNCB và nhiều lần giao dịch nên có sự nể nang nhau.
Ông Phạm Công Danh lý giải cụ thểbản chất việc vay mượn là niềm tin dành cho khách hàng. Ngân hàng cho khách mang hồ sơ gốc về nhà, cho nợ chữ ký, ngân hàng giữ sổ tiết kiệm, sau khi được giải ngân, khách hàng ký vào hồ sơ gốc rồi gửi lại cho ngân hàng.
Quá trình thẩn vấn tại tòa, luật sư Phan Trung Hoài (bảo vệ cho bị cáo Phạm Công Danh) đã công bố lời khai tại cơ quan điều tra của 3 cá nhân là chủ sổ tiết kiệm. Theo đó, 3 cá nhân này thừa nhận tiền trong sổ tiết kiệm do họ đứng tên là của ông Trần Quý Thanh.
Cả bị cáo Phạm Công Danh và Phan Thành Mai đều khẳng định 300 tỉ đồng mà ông Danh đã chi tiêu hết thực chất là của ông Danh vay của ông Thanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo