Xã hội

Xiết trọng tải xe: Chính phủ vào cuộc giúp dân

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng ngành giao thông phải gỡ khó cho người nông dân.

Ngành giao thông phải vào cuộc!

Trước việc, thời gian qua, Chính phủ, trực tiếp là Bộ GTVT đã triển khai kế hoạch kiểm soát xe trọng tải trên toàn quốc, để giao thông đường bộ an toàn hơn, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, có một hệ lụy xảy ra là hàng hóa nông sản bị ùn ứ, nông dân lao đao khốn khó, một phần do thiếu xe vận chuyển, một phần do giá cước vận tải tăng.

Ông Nên đưa ra giải pháp: "Để giúp nông dân bớt khó khăn, ngành giao thông phải tổ chức các tuyến vận tải khác như đường sắt, đường thủy để chia sẻ gánh nặng vận tải với đường bộ trong vận chuyển hàng hóa, tránh ách tắc đường bộ".

Đặc biệt, theo ông là phải làm công bằng, phải làm quyết liệt, làm đến nơi đến chốn. việc làm này không chỉ xử lí vấn đề giao thông mà còn nâng cao ý thức chấp hành người tham gia giao thông, bảo vệ đường xá tốt hơn.

Chủ nhiệm VPCP cho hay: "Vấn đề an toàn giao thông, chấp hành pháp luật trên lĩnh vực giao thông là vấn đề lớn, xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo, điều hành trên lĩnh vực này".

Ông đưa ra ví dụ cụ thể, chỉ thị số 18 tháng 9/2012 của Ban Bí thư Trung ương đã chỉ đạo lập lại trật tự an toàn giao thông trên lĩnh vực đường bộ, đường thủy, đường sắt và chống ùn tắc giao thông, với tinh thần rất quyết liệt.

Chính phủ lên tiếng chuyện người dân chịu khổ vì siết trọng tải

"Tôi nói điều này để thấy rằng vấn đề này không phải không có sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan quản lý. Nhưng tại sao thời gian qua chúng ta làm chưa tốt", ông nhấn mạnh.

Nguyên do theo ông nên là do khi chỉ đạo thì các bộ, ngành chức năng và hầu hết các địa phương đều tổ chức thực hiện, nhưng chưa thể hiện sự kiên quyết, còn thiếu kiên trì. Sự phối hợp cũng chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ nên hiệu quả không cao. 

Dân khóc, Bộ GTVT khẳng định: không phải lỗi chúng tôi!

Trong khi đó, GS.TS Đặng Đình Đào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội, cho biết: "Nguyên nhân dẫn đến hỏng đường chỉ một phần là do quá tải, còn một khía cạnh khác chất lượng đường xá, cơ sở hạ tầng Logistics liên quan đến vận tải quá yếu, chất lượng không bảo đảm".

Chính vì vậy, theo ông Đào thì việc chi phí tăng đừng đổ lỗi cho người dân, mà trước hết phía nhà nước, phía cơ quan quản lý là ngành GTVT, phải giải quyết bài toán quản lý bảo dưỡng đường bộ như thế nào, thu phí giao thông ra sao, nó là áp lực rất lớn, khiến họ phải đẩy giá vận chuyển lên.

Mặt khác, theo ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT thì về việc giá cước, cả DN vận tải, rồi DN có hàng hóa cần vận tải đều có lỗi trong việc tăng giá cước vận tải, đừng đổ cho nhà nước chuyện tăng giá cước.

Bởi vì, khi thực hiện việc siết chặt xe quá tải, các cơ quan quản lý Nhà nước đã dự đoán được xu hướng tất yếu giá các loại hàng hóa liên quan tới vận tải sẽ tăng lên, tác động tới túi tiền của người dân.

"Đứng trước bài toán đánh đổi, dĩ nhiên người dân sẽ phải lựa chọn: chấp nhận túi tiền vơi đi; nói không với xe quá tải phá đường. Bởi, nếu cứ để đường tiếp tục bị phá nát thì thiệt hại về vật chất, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người dân sẽ còn lớn hơn rất nhiều", ông Thọ diễn giải.

Đưa ra những giải pháp cho người dân, Thứ trưởng Thọ cho biết: "Vấn đề hiện tại là Bộ đang tiếp tục hoàn thiện lại hệ thống kết cấu hạ tầng, khả năng năng lực liên kết giữa các phương thức vận tải, các đầu mối giao thông, rồi kết hợp phát triển các loại hình khác nhau để gom hàng, vận chuyển như vậy giá thành sẽ giảm.

Bộ sẽ có những quyết sách để người chủ hàng, cũng như người dân sẽ có những giải quyết có lợi nhất".

Theo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo