Xu hướng sử dụng vật liệu không nung để phát triển trong ngành xây dựng
Gạch không nung từ lâu được sử dụng trên thị trường thay thế cho gạch nung lò. Bởi chúng có rất nhiều các ưu điểm và đặc biệt về chất lượng lại không hề thua kém cũng như có nhiều điểm vượt trội so với gạch nung như về độ cứng, cách âm cách nhiệt, điều chỉnh độ ẩm và một vài thông số kỹ thuật khác.
Theo ước tính và đánh giá của các chuyên gia, từ nay cho đến năm 2020, lượng gạch viên đáp ứng đủ cho thi công xây dựng khoảng 45 tỉ viên/năm. Với quy trình sản xuất gạch nung, thì để có đủ số lượng gạch trên thì cần khối lượng đất rất lớn. Đồng thời, để nung gạch, chúng ta sẽ phải sử dụng một lượng than và củi đốt rất lớn, gia tăng việc chặt phá và đốt rừng, dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái. Kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do quá trình nung đất thành gạch gây ra, làm ảnh sức khỏe con người, để lại hậu quả lâu dài.
Hiện nay, hàng loạt công nghệ gạch không nung ra đời. Tuy nhiên, để thi công được các công trình đạt tiêu chuẩn và hiệu quả thì không phải công nghệ gạch không nung nào cũng đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó còn rất nhiều loại gạch không nung khi được đưa ra thí nghiệm với nhiều yếu tố tác động trong môi trường đều không đảm bảo các tiêu chí như: chịu lực, cách âm, chống ẩm, chống nóng…
Đại diện của Công ty cổ phần gạch Khang Minh ( Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội) cho hay, khi nhận thấy việc phát triển vật liệu xây dựng không nung là hướng đi tất yếu của ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, cùng với chủ trương và định hướng phát triển vật liệu xây dựng không nung của Chính phủ, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung tại Cụm công nghiệp Phủ Lý, Hà Nam, chủ yếu cung cấp sản phẩm gạch xi măng cốt liệu cho mọi loại đối tượng từ các hộ gia đình tới các công trình nhà cao tầng, khu đô thị…
Trao đổi với phóng viên, anh Kiên - chỉ huy trưởng công trình dự án nhà cao tầng tại Lê Văn Lương, Hà Nội cho biết, năm 2017 vừa qua, đơn vị đã sử dụng gạch bê tông nhẹ hay còn gọi gạch nhẹ AAC vào hoàn thiện tòa nhà này. Gạch AAC giúp giảm tiến độ thi công, tăng độ cách âm và chống cháy có khả năng chống nóng cao, oàn thiện nội thất tòa nhà trở nên dễ dàng hơn. Việc chống thấm và chống ẩm mốc được cải thiện rõ rệt đối với loại vật liệu xây không nung này.
Theo nhận định chung của một số chủ đầu tư trong nghành xây dựng, hiện nay những dự án chung cư đang đưa vào sử dụng trên thị trường bất động sản Hà Nội nói riêng và thị trường bất động sản Việt Nam nói chung, hầu hết áp dụng tấm tường truyền thống với rất nhiều hạn chế, ô nhiễm môi trường và tốn nhiều chi phí. Trong khi ứng dụng vật liệu nhẹ sử dụng tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn sẽ rút ngắn thời gian thi công, với khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu ẩm của tấm tường tốt hơn phương pháp truyền thống. Do đó dự án sẽ đảm bảo được chất lượng khi đưa vào sử dụng. Tất cả những điều này đều có lợi cho khách hàng khi mua nhà tại các tòa nhà được ứng dụng công nghệ vật liệu nhẹ. Đặc biệt là sẽ khắc phục và hạn chế những nhược điểm của loại tường xây truyền thống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng khó sốt nóng
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
PGBank mở chi nhánh mới tại Nghệ An
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá