Xu hướng TMĐT trên nền di động
Tuy nhiên, để kết nối thực sự trở thành xu hướng và đem lại tính tiện ích cao cho người dùng, ngoài việc nâng cấp công nghệ để kết nối trở nên thuận tiện, dễ dàng thì các DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần gia tăng tiện ích. Hiện ứng dụng mua hàng trực tuyến thông qua ứng dụng di động phải kể đến Zaloza, Vật giá, Lazada, Hotdeal…
Gắn với thiết bị di động - vật bất ly thân của nhiều người, dễ dàng kết nối mọi lúc mọi nơi, các ứng dụng mua hàng trực tuyến trên nền tảng di động ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam, theo đánh giá của Cục Thương mại và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương).
Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) trên nền tảng di động phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, từ dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, thanh toán, tương tác, nội dung số, ứng dụng, trò chơi, quảng cáo… Trong đó, bán hàng trực tuyến là một kênh kinh doanh tiềm năng và được nhiều DN quan tâm.
Thời gian qua, các DN trong nước đầu tư vào lĩnh vực TMĐT theo 2 xu hướng chính: một số DN trước kia bán hàng theo cách truyền thống giờ đây mở rộng tìm kiếm khách hàng mới thông qua các kết nối internet, mobile…; một số công ty nhận thấy mảnh đất màu mỡ này đã “dốc” toàn lực, tấn công trực diện vào mảng kinh doanh TMĐT thông qua thiết bị di động chứ không mở cửa hàng hay xây dựng webside bán hàng song song.
Hình thức TMĐT trên nền tảng di động hiện nay đang gia tăng, thể hiện qua doanh thu bán lẻ từ kênh phân phối của thiết bị di động ngày một tăng cùng với thời gian. Bà Trương Cẩm Thanh, Giám đốc hệ thống 123Pay cho biết, gần đây, người tiêu dùng có xu hướng chuyển giao dịch từ máy tính sang thiết bị cầm tay.
Tuy nhiên, để kết nối thực sự trở thành xu hướng và đem lại tính tiện ích cao cho người dùng, ngoài việc nâng cấp công nghệ để kết nối trở nên thuận tiện, dễ dàng thì các DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần gia tăng tiện ích. Chẳng hạn như mục tìm kiếm thông tin, săn hàng khuyến mại, giảm giá, chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng, gắn kết sâu với các khách hàng… giúp cho việc mua sắm qua di động thực sự trở thành trải nghiệm thú vị.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, ứng dụng mua hàng trực tuyến thông qua ứng dụng di động phải kể đến Zaloza, Vật giá, Lazada, Hotdeal…
Điển hình, ứng dụng mua sắm Lazada với 14 danh mục hàng hóa, kèm theo danh mục khuyến mãi của tất cả các ngành hàng là bước đi đầu tiên trong kế hoạch đầu tư mới của Công ty Rocket Internet, sau khi nhận được khoản đầu tư từ đối tác lên đến 250 triệu USD vào cuối năm ngoái.
Cùng với sự nở rộ này, các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT cho rằng, không thể phủ nhận tính tiện ích của hình thức mua sắm, tiêu dùng, sử dụng dịch vụ thông qua thiết bị di dộng. Nhất là khi công nghệ của những chiếc điện thoại thông minh đang ngày một phát triển vượt bậc, với kết nối nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích này vẫn còn không ít trở ngại, bất tiện có thể xảy ra đối với khách hàng. Thậm chí, người dùng còn trở thành nạn nhân bất đắc dĩ, tiền mất song không biết phải kêu ai.
Theo Cục Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 - Bộ Công an), những rủi ro như chất lượng hàng hóa không đúng với quảng cáo, bị lừa đảo, mất tiền khi thanh toán… vẫn có thể xảy ra khi khách hàng sử dụng hình thức TMĐT. Trong khi đó, tội phạm trong TMĐT còn tinh vi và phức tạp hơn, nhất là khi xảy ra sự cố phải mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm, điều tra vì nó liên quan đến nhiều nhà cung cấp, qua nhiều công đoạn.
Thực tế, thời gian qua một số đối tượng sử dụng thiết bị, phần mềm tấn công các website bán hàng trực tuyến phá, dò mật khẩu, tài khoản của khách hàng để quảng cáo, bán hàng kiếm lời hoặc rao bán lại tài khoản trên mạng cho người khác, gây thiệt hại cho khách hàng và uy tín các DN.
Đặc biệt, trong TMĐT trên nền tảng di động, phần lớn đều sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng. Nên để có thể hoàn tất một công đoạn mua sắm, tiêu dùng, khi sản phẩm đến tay người sử dụng và thanh toán hoàn tất cũng có nghĩa phải liên quan đến những đơn vị trung gian như ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, thiết bị mạng, dịch vụ di động…
Trường hợp có sự cố, đương nhiên quy trình xử lý cũng phức tạp hơn so với giao dịch, mua sắm theo lối truyền thống, thông thường.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khẳng định, cùng với sự phát triển của xã hội và công nghệ thông tin thì TMĐT trên nền tảng di động vẫn là môi trường thuận lợi để phát triển kinh doanh, thương mại. Chính vì vậy, nếu DN nào không biết nắm bắt, tận dụng hình thức này cũng có nghĩa là chưa phát huy được hết lợi thế cho DN mình trong bối cảnh kinh doanh đa chiều, đa phương tiện như hiện nay.
Theo TBNH
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo