Pháp luật

Xử phúc thẩm Phạm Công Danh: Bị cáo ngoan cố nói không sai

Bị cáo Phạm Công Danh cho rằng mình không hề sai trong việc lập các hồ sơ vay gần 5.000 tỷ từ VNCB, đồng thời ám chỉ Đà Nẵng sai khi không giao mặt bằng đẩy đủ cho mình.

Ngày 6/1, phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo liên quan đến việc lập khống hồ sơ vay tiền của 14 công ty để vay gần 5.000 tỷ đồng tại VNCB khiến ngâng hàng này thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng, theo tin tức trên báo Dân việt.

Bị cáo Phạm Công Danh cho biết tài sản đảm bảo khoản vay là các bất động sản sân vận động Chi Lăng và ở 209 Trường Chinh (Đà Nẵng). Thành phố Đà Nẵng đã cấp giấy phép đầy đủ về chức năng sử dụng lâu dài với các khu thương mại, căn hộ, trường học, bệnh viện. 

Bị cáo Danh khẳng đinh không sai tại tòa. Ảnh Dân việt.

Để giải phóng mặt bằng, Tập đoàn Thiên Thanh đã phải bỏ ra số tiền hơn 3.000 tỷ đồng, giá đền bù cao hơn 3 lần giá thị trường. Ngoài ra, Thiên Thanh đã nộp 100% tiền đất nhưng chính quyền Đà Nẵng lại không bàn giao mặt bằng đầy đủ.

Bị cáo Danh nghẹn ngào kể đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Đà Nẵng nhưng không giải quyết được và ông phải chịu hậu quả. “Thời điểm đó có không dưới 5.000 doanh nghiệp muốn hợp tác với tôi nhưng do chậm trễ giao mặt bằng nên không thực hiện được” Phạm Công Danh nhấn mạnh. 

Bị cáo này cũng cho rằng đã mời các nhà thiết kế, thi công lập dự án và không hiểu thẩm định giá giả định là như thế nào. Ông khẳng định nếu sai là Đà Nẵng sai chứ ông không sai vì dự án đã được công nhận.  

Trước đó, phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tiếp tục với phần xét hỏi trong ngày 4/1. Phần xét hỏi làm rõ hành vi liên quan đến việc rút 5.190 tỷ đồng, nhưng không có chứng từ, không có chữ ký của chủ tài khoản và rút 300 tỷ đồng không có hồ sơ vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng 5.490 tỷ đồng đã hé lộ câu chuyện đáng chú ý, báo Đầu tư đưa tin.

Vì áp lực kinh doanh, các nhân viên ngân hàng có “ngàn lẻ một” câu chuyện chăm sóc khách hàng “VIP”. Trong đó, việc mang tiền tất toán đến tận nhà, hay cho khách nợ chữ ký chứng từ là khá phổ biến. Tuy nhiên, sự thuận tiện của khách VIP có thể dẫn đến hành vi trục lợi của cán bộ ngân hàng.

 

Câu chuyện khách hàng VIP một lần nữa trở thành bài học lớn trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, chỉ riêng nội dung 5.490 tỷ đồng liên quan đến nhóm Trần Ngọc Bích đã chiếm phần lớn thời gian xét hỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mâu thuẫn trong các lời khai về việc rút khống khoản vay 5.490 tỷ đồng.

Cụ thể, cựu Chủ tịch VNCB Phạm Công Danh cho rằng, bị cáo không chỉ đạo chuyển tiền, bản án sơ thẩm chưa xem xét hành vi này, nhưng bị cáo Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn một lần nữa khẳng định, bị cáo nhận được chỉ đạo miệng của Phạm Công Danh và việc chuyển số tiền 5.190 tỷ đồng là thỏa thuận giữa Phạm Công Danh và bà Trần Ngọc Bích - người đứng tên các sổ tiết kiệm và đại diện vay tiền. 

Về vấn đề này, bà Trần Ngọc Bích khẳng định, bà không có bất kỳ thỏa thuận gì với các bị cáo. Phiên tòa phúc thẩm dự kiến kéo dài đến ngày 25/1/2017.  

Nên đọc
Dã Qùy (Tổng hợp theo báo Dân việt, Đầu tư)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo