Xuất khẩu dệt may tập trung vào bốn thị trường lớn
Nhật Bản có thể sẽ vượt qua EU để trở thành nước nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ với kim ngạch khoảng 2,37 tỷ USD, tăng hơn 18% so với năm 2012.
Tính đến thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp trong ngành dệt may đã nhận được đơn hàng đến hết quý 1/2013. Thậm chí, một số doanh nghiệp lớn đã nhận được đơn hàng đến quý 2, quý 3 năm nay. Vitas cho biết năm nay, nhu cầu dệt may của thế giới sẽ tăng nhẹ; trong đó, thị trường Mỹ tăng 3%; châu Âu không suy giảm mạnh như những năm trước, Nhật Bản tăng 18% và các thị trường khác tăng khoảng 5%.
Tuy nhiên, giống như da giày, ngành dệt may rất mong chờ vào Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến được ký kết vào năm 2013 này. Vì khi đó, nhiều dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm hoặc miễn về 0% bởi hiện nay, khi xuất hàng vào Hoa Kỳ các doanh nghiệp phải chịu mức thuế rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại đây.
Để giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn trong năm 2013, Vitas kiến nghị Chính phủ cần đầu tư hơn nữa vào chương trình xây dựng hình ảnh quốc gia và ngành dệt may, thúc đẩy mối hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để thực hiện các hoạt động xúc tiến.
Ngoài ra, Vitas cũng đề nghị có cơ chế hợp tác và phối hợp rõ ràng và khăng khít hơn giữa doanh nghiệp, Hiệp hội và Chính phủ. Mặt khác, định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành theo đúng yêu cầu phát triển…
Trần Anh (Theo Vietnam+)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ