Xuất khẩu điện thoại thu về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam
Theo đó, trong nửa đầu tháng 7/2016 (từ 1/7-15/7), Việt Nam đã thu được 1,2 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện, giảm 12,7 % so với 15 ngày cuối tháng 6. Tính đến ngày 15/7, xuất khẩu nhóm hàng này đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 đạt hơn 7,21 tỷ USD, giảm 6,2% (tương ứng giảm hơn 477 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 6/2016. Tính đến hết ngày 15/7/2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 89,3 tỷ USD, tăng 6,5% (tương ứng tăng gần 5,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Cũng tính đến 15/7, đứng ở vị trí thứ 2 về giá trị xuất khẩu, nhóm mặt hàng dệt may thu được hơn 12 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2015. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 8,6 tỷ USD, tăng 8,9%; giày dép các loại đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 8,3%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt gần 4,9 tỷ USD, tăng 19,4%....
Theo Hải quan Việt Nam, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nửa đầu tháng 7/2016 đạt gần 4,93 tỷ USD, giảm 7,1% (tương ứng giảm 375 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 6/2016.
Như vậy, tính đến hết ngày 15/7/2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 62,25 tỷ USD, tăng 9,8% tương ứng tăng gần 5,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mùng 3 Tết: Không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá
Năm 2025: Doanh nghiệp hấp thụ vốn tốt, ngân hàng sẵn sàng mở thêm “room”
Kinh tế Việt Nam 2025: Tiếp đà tăng trưởng nhưng đối mặt nhiều trở ngại
Điểm sáng ngoại giao kinh tế tạo đòn bẩy thu hút dự án đầu tư mới
Thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ ổn định
Giải pháp giúp du lịch Đà Nẵng vượt qua áp lực cạnh tranh