Xuất khẩu gạo trong quý II/2016 dự kiến giảm
Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự kiến, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo có thể đạt 3 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Theo VFA, xuất khẩu gạo trong quý vừa qua, xuất khẩu gạo đã có tín hiệu tích cực. Chỉ tính riêng tháng 3 đã vượt kế hoạch đề ra là 500.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước đáng kể. Hơn nữa, tính lũy kế 3 tháng đầu nằm nay vẫn cao hơn năm trước gần 58% và cũng ở mức cao so với bình quân xuất khẩu trong quý I các năm.
Theo VFA, nguyên nhân dẫn tới sự tích cực trên là do hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng cấp Chính phủ với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại ký mới với Trung Quốc.
Cũng theo VFA, chưa tính các hợp đồng ký mới, lượng hợp đồng chưa thực hiện vẫn còn nhiều, khoảng 1,4 triệu tấn nên sẽ giữ được tiến độ xuất khẩu trong vài tháng tới. Trong số này, chủ yếu là các hợp đồng thương mại với gần 1,3 triệu tấn, phần lớn là gạo thơm, khoảng 492.000 tấn, gạo trắng 444.000 tấn và nếp 329.000 tấn.
Theo VFA, mặc dù xuất khẩu gạo quý I tăng mạnh so với năm trước và ở mức cao so với trung bình nhiều năm, nhưng giá gạo cũng đang ở mức cao nhất so với các nguồn cung cấp khác trong khu vực châu Á. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu thực hiện các hợp đồng đã ký trước và tác động của hạn hán, xâm nhập mặn làm giảm sản lượng, nên giá gạo Việt Nam đang ở mức cao nhất so với các nguồn cung cấp khác trong khu vực châu Á.
Theo đánh giá của VFA, với mức giá khá cao, VFA nhận định xuất khẩu gạo có thể mất lợi thế cạnh tranh cũng như thị phần đối với nhu cầu mới. Vì vậy, cần cân đối cung cầu gạo để tránh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo