Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự báo đạt 80 triệu USD quý I/2017
Theo thống kê của Vasep, trong năm 2016, tổng kim ngạch XK mực và bạch tuộc đạt 439,04 triệu USD, tăng 2,3% so với năm 2016. Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, giảm so với con số 68 thị trường của năm 2015.
Thống kê chi tiết cho thấy, trong quý IV/2016, XK mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 140,7 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch XK quý IV đạt mức cao nhất so với 3 quý trước đó và đây cũng là quý có mức tăng trưởng dương lớn nhất tính từ đầu năm 2016.
Trong quý IV/2016, cả 3 thị trường NK lớn nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản và EU đều tăng trưởng dương. Trong 9 tháng đầu năm 2016, 2 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn sụt giảm NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam, nhưng do quý IV NK của 2 thị trường này tăng khá nên NK cả năm 2016 của Hàn Quốc và Nhật Bản đều tăng trưởng dù mức tăng không lớn. Nếu như trong 6 tháng đầu năm nay XK sang EU vẫn còn ở mức âm thì sang đến quý III này XK tăng trưởng gần 15% đã khiến XK 9 tháng sang thị trường này tăng trưởng nhẹ và đến quý IV tăng 37% nên XK cả năm 2016 tăng gần 14%.
Nguyên liệu mực trong nước vẫn tiếp tục khan hiếm nên các doanh nghiệp vẫn phải NK từ nhiều nước trên thế giới. NK nguyên liệu từ các nước trên thế giới vẫn tăng mạnh trong quý III và quý IV.
Năm 2016, tỷ lệ mực XK vẫn tiếp tục gia tăng trong khi bạch tuộc lại có xu hướng sụt giảm. Giá trị XK mực chiếm tỷ lệ 58,6% trong cơ cấu XK mực, bạch tuộc. Giá trị XK bạch tuộc chiếm 41,4% tỷ trọng. Tỷ trọng mặt hàng mực và mặt hàng bạch tuộc đã có sự chênh lệch nhiều hơn so với quý I và quý 2 năm 2016.
Trong 3 nhóm hàng trong cơ cấu mực thì chỉ có mực sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03) là tiếp tục tăng trưởng, trong khi mực chế biến khác tiếp tục giảm; mực khô, nướng cũng tiếp tục đà giảm. Trong khi đó, giá trị XK bạch tuộc chế biến (thuộc mã HS16) lại tăng 8,2%.Năm 2016, top 6 thị trường chính gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, EU, Trung Quốc và Hong Kong, Mỹ, chiếm đến 95,2% tổng giá trị XK.
Trong quý I, Nga vẫn nằm trong top 9 thị trường, thì đến giữa năm 2016, Nga đã ra khỏi top 9 và Israel thay vào vị trí này. XK sang Israel trong năm 2016 tăng trưởng khá.
Đáng chú ý là trong quý I/2016, ASEAN nằm trong top 3 thị trường NK hàng đầu thì đến giữa năm nay EU đã thay vào vị trí của ASEAN. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2016 XK sang EU và ASEAN đều giảm nhưng XK sang ASEAN giảm mạnh hơn so với thị trường EU nên ASEAN đã phải lùi xuống đứng ở vị trí thứ 4. Tuy nhiên, đến quý III và quý IV XK sang EU tăng mạnh nên XK sang EU trong năm 2016 tăng gần 14%.
Trong quý III và quý IV, các DN đã đẩy mạnh XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc, Nhật Bản nên XK sang 2 thị trường này đã tăng trưởng dương trong cả năm 2016 mặc dù trong 9 tháng đầu năm 2016, XK sang Hàn Quốc giảm 5,7% và Nhật Bản giảm 0,3%.
Theo Vasep, kim ngạch XK mực, bạch tuộc quý I/2017 dự kiến đạt 80 triệu USD. Kim ngạch XK năm 2017 dự kiến đạt 420 triệu USD, giảm so với năm 2016. XK sang cả 3 thị trường trọng điểm là Hàn Quốc, Nhật Bản giảm nhẹ, EU có thể tăng nhẹ trong khi XK sang Asean giảm mạnh hơn so với 2 thị trường lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá