Phân tích

Xuất khẩu tôm của Việt Nam phục hồi tích cực

(DNVN) - Từ tăng trưởng âm 25,3% trong năm 2015, ngay từ đầu năm 2016, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đảo chiều đi lên và duy trì tốc độ tăng trưởng dương trong suốt cả năm 2016 từ 0,1 - 12,3% (trừ tháng 5/2016).

Trong năm 2016, tổng giá trị xuất tôm đạt 3,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng chiếm 62%, tôm sú chiếm gần 29,5%, tôm biển khác chiếm 8,3%.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu tôm phục hồi trong năm 2016 nhờ giá tôm thế giới có xu hướng tăng, nhu cầu tăng từ các thị trường nhập khẩu và sản lượng tôm thế giới, đặc biệt là tôm sú giảm trong khi tình hình tiền tệ thế giới bớt biến động. Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu trong nước ổn định, giá tôm xuất khẩu có xu hướng tăng, có lợi cho xuất khẩu.

Theo Vasep, sản xuất tôm nguyên liệu trong nước năm 2016 vẫn gặp nhiều khó khăn từ thời tiết bất lợi, xâm nhập mặn, khan hiếm nguyên liệu và dịch bệnh tái xuất hiện, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực từ thị trường xuất khẩu như thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng cao, nhiều rào cản thương mại từ các thị trường như EU, Nhật Bản, Australia…

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ và đổi mới công nghệ, doanh nghiệp nỗ lực và vận động không ngừng nên ngành sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn ổn định và phục hồi tích cực trong năm 2016.

Theo Vasep, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 93 thị trường, giảm so với 95 thị trường so với năm 2015. Top 10 thị trường chính bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Canada, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ, chiếm 95,4% tổng XK tôm Việt Nam. Tính cả năm 2016, trong top 10 thị trường NK chính, XK sang 8 thị trường tăng trừ 2 thị trường Canada và Đài Loan giảm lần lượt 11,6% và 20,8% tuy nhiên 2 thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ lần lượt là 3,9% và 1,6%.

Top 5 thị trường chính gồm Mỹ (chiếm tỷ trọng 22,5%), EU (chiếm 19,1%), Nhật Bản (19%), Trung Quốc (13,8%),  Hàn Quốc (9%). XK sang 5 thị trường này đều tăng trưởng khả quan. XK sang Trung Quốc tăng tốt nhất 24,3%; XK sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng lần lượt 7,9%; 9,4%; 2,7% và 13,6%.Năm 2016, Mỹ vẫn là thị trường XK tôm lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 709 triệu USD, tăng 7,9% so với năm 2015. Tiếp đến là thị trường EU đạt 600,4 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và EU chiếm tỷ trọng 19% tổng XK tôm của Việt Nam, đạt gần 600 triệu USD; tăng 2,7% so với năm 2015.

Theo Vasep, quý 1/2017, XK tôm Việt Nam dự báo đạt khoảng  619 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, XK tôm năm 2017 dự báo sẽ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 9%.

 

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo