Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 5/2016 đạt giá trị cao nhất so với các tháng trước đó nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu tôm trong tháng 5/2016 đạt 241,8 triệu USD; giảm 0,4% so với tháng 5/2015. Nhờ tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm nên lũy kế 5 tháng đầu năm nay, XK tôm vẫn tăng 5,9% so với cùng kỳ ngoái và đạt 1,1 tỷ USD.
Trong top 10 thị trường nhập khẩu chính; xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc tăng trưởng tốt.
Trong đó, XK sang Trung Quốc & Hồng Kông tăng mạnh nhất 34,3%; tiếp đó là Mỹ với 17,4%. XK sang Nhật Bản, Australia, Canada, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ sụt giảm trong đó XK sang Đài Loan giảm mạnh nhất 31,6%; tiếp đó là Thụy Sỹ và Canada lần lượt giảm 23% và 22,7%. Tuy nhiên đây là những thị trường NK nhỏ hơn nên kết quả XK chung của 5 tháng đầu năm vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương.
Trong số các thị trường tiêu thụ chính tôm Việt Nam, Mỹ tiếp tục dẫn đầu, chiếm 22,6% tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. EU đứng thứ hai với 18,9%; tiếp đó là Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt chiếm 17% và 16,6%.
XK tôm sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm nay đạt 249,3 triệu USD; tăng 17,4% so với cùng kỳ 2015. Do nguồn cung tăng nên giá tôm trên thị trường Mỹ giảm đáng kể, khuyến khích nhu cầu tiêu thụ tôm trong mùa hè. Những ngày nghỉ hè cũng khiến lượng khách hàng đến với các cửa hàng dịch vụ thực phẩm ở Mỹ đông hơn. Bên cạnh đó, giá tôm giảm cũng khiến chuỗi các nhà hàng ở Mỹ tăng cường mua để dự trữ cho kỳ nghỉ lễ cuối năm.
XK tôm sang thị trường NK lớn thứ hai, EU đạt 208,4 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2016; tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các thị trường đơn lẻ thuộc khối EU, Đức là thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam, tiếp đó lần lượt là Anh và Hà Lan. XK tôm sang cả 3 thị trường này đều tăng, lần lượt là 4,3%; 21,6% và 9,4% trong đó Anh tăng mạnh nhất.
Trong tháng 5/2016, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất với giá trị XK sang đây đạt 182,3 triệu USD; tăng 34,3%. Do sản lượng tôm ngày một giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng, Trung Quốc đang tăng cường NK tôm từ Ecuador và một số nguồn cung lớn ở châu Á.
Theo Vasep, trong quý II/2016, nguồn nguyên liệu tôm trong nước khan hiếm nhưng chưa tác động ngay đến kết quả XK, trong khi các yếu tố cung - cầu thị trường vẫn đang có lợi cho tôm Việt Nam. Dự kiến XK tôm quý II sẽ đạt khoảng 780 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ năm ngoái.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao