Quốc tế

Xung đột khí đốt Nga - Ukraine leo thang: Dòng chảy phương Bắc 2 có bị ảnh hưởng?

(DNVN)-Giám đốc phụ trách tài chính hãng điều hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2 AG, ông Paul Corcoran đã lên tiếng về tác động của cuộc xung đột khí đốt giữa công ty Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine đến dự án.

Bên lề hội nghị CERAWeek, ông Paul Corcoran, Giám đốc phụ trách tài chính hãng điều hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2 AG, chia sẻ với hãng tin Sputnik rằng, cuộc xung đột giữa công ty Naftogaz của Ukraine và đại gia khí đốt Gazprom của Nga về hợp đồng cung cấp và vận chuyển khí đốt không ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

"Việc leo thang xung đột giữa Gazprom và Naftogaz không ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc 2 bởi vì dự án này nhằm đóng góp vào sự an ninh lâu dài về nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu", ông Paul Corcoran phát biểu tại hội nghị. 

Xung đột khí đốt Nga - Ukraine leo thang: Dòng chảy phương Bắc 2 có bị ảnh hưởng?

Mới đây, hãng tin Sputnik, dẫn lời Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Gazprom của Nga Alexei Miller cho biết, Gazprom đã quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty Naftogaz của Ukraeine về việc cung cấp và trung chuyển khí đốt.

"Tòa án trọng tài Stockholm dựa trên tiêu chuẩn kép để thông qua quyết định không đối xứng về hợp đồng cung cấp khí đốt và quá cảnh với NAK Naftogaz Ukraine. Như vậy, quyết định trọng tài phá vỡ đáng kể cán cân lợi ích của các bên tham gia hợp đồng này", ông Miller nhấn mạnh.

Ông Miller cho rằng, Gazprom không có ý định dùng chi phí của mình "để giải quyết vấn đề kinh tế của Ukraine".

"Trong trường hợp này,  đối với Gazprom, việc tiếp tục hợp đồng là không kinh tế và không mang lại lợi nhuận", ông nói thêm.

Cũng theo ông Miller, Gazprom sẽ ngay lập tức bắt đầu thủ tục chấm dứt hợp đồng tại Tòa án Trọng tài Stockholm. 

 

Theo Sputnik, hôm 28/2, Tòa trọng tài Stockholm buộc Gazprom phải bồi thường cho Naftogaz 4.637 tỷ USD do không cung cấp đủ khí đốt quá cảnh qua Ukraine. Tuy nhiên, theo quyết định trước đó (về hợp đồng cung cấp khí đốt), công ty của Nga phải trả ít hơn 2,56 tỷ USD. 

Gazprom tuyên bố rằng quyết định này tạo ra bất cân bằng trong hợp đồng, có lợi cho tập đoàn nhà nước Ukraine. Do đó tập đoàn Nga có ý định chấm dứt hợp đồng thông qua trọng tài Stockholm.

Nên đọc
Minh Thu (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo