Quốc tế

Ý nghĩa cụm từ `phi hạt nhân hóa toàn diện` trên bán đảo Triều Tiên

Trong hạng mục thứ ba của Tuyên bố chung Mỹ-Triều được đưa sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên Kim Jong-un hôm 12/6, Bình Nhưỡng cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một cách toàn diện.

Trong thời gian qua, Mỹ liên tục yêu cầu Triều Tiên phải cam kết "phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược" (Complete, Verifiable, Irreversible Dismantlement, gọi tắt là “CVID”). Tuy nhiên, yêu cầu này đã không được đưa vào một cách đầy đủ trong tuyên bố chung của lãnh đạo hai nước. Thay vào đó, ông Kim Jong-un tái khẳng định cam kết vững chắc sẽ phi hạt nhân hóa một cách toàn diện. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Có ý kiến phân tích do phía Triều Tiên tỏ ra khó khăn nên cuối cùng Washington đã chấp nhận nhượng bộ một bước để có thể đạt được thỏa thuận với Bình Nhưỡng, Tổng thống Trump cho biết sẽ huy động nhiều nhân lực để kiểm chứng quá trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi Mỹ và Triều Tiên xây dựng được sự tin cậy lẫn nhau.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng nhấn mạnh nước này đã phá dỡ bãi thử tên lửa, nối tiếp việc phá dỡ bãi thử nghiệm hạt nhân. 

Như vậy, có thể tổng kết lại là dù nguyên tắc "phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược" không được đưa vào tuyên bố chung Mỹ-Triều, nhưng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bất cứ thời điểm nào trong tương lai thông qua đàm phán, sau khi hai bên tạo dựng được sự tin tưởng.

Dự kiến quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều sẽ được nối lại bắt đầu từ tuần sau.

Nên đọc

 

Theo KBS
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo