“10 năm qua chưa bao giờ thấy CPI thấp như thế”
Chỉ số tiêu dùng tháng 2 chỉ tăng 0,55%, tính chung cả 2 tháng đầu năm 2014 tăng 1,24%, mức thấp chưa từng có sau nhiều năm.
Đánh giá của Chính phủ 2 tháng đầu năm cho thấy, kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực, ổn định hơn, lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Một số tín hiệu vui về kinh tế vĩ mô rõ nét, như tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng ước tăng 11%,6%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 3,6%).
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 9,6 tỷ USD, tính chung 2 tháng đầu năm đạt trên 21 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 10,8 tỷ USD, tính chung 2 tháng đạt hơn 20,8 tỷ USD, tăng 17%. Xuất siêu khoảng 244 triệu USD.
Tuy vậy, con số tăng quá thấp của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 và 2 tháng so với cùng kỳ đã khiến người phát ngôn Chính phủ trầm tư. Cụ thể, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,55%, tính chung cả 2 tháng đầu năm 2014 tăng 1,24%.
“Chưa bao giờ trong 10 năm qua chỉ số lạm phát lại thấp đến vậy”- Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP nói giọng trầm buồn.
Theo ông, nhiều ý kiến cho rằng CPI thấp là do lực cầu thấp, sức mua thấp, nhưng khi các chuyên gia kinh tế tư vấn cho Thủ tướng phân tích sâu tại sao lạm phát lại quá thấp như thế, thậm chí gần như không “nhúc nhích” trong tháng vừa rồi thì không hẳn như vậy.
“Đúng là nhu cầu mua sắm của người dân đã giảm đi nhiều so với trước đây. Nhưng thực tế lượng hàng hóa rất dồi dào, giá cả cũng phải chăng … hấp dẫn người mua. Ý kiến đang thiên về hướng lạm phát giảm mạnh không phải do cầu yếu. Hiện các cơ quan chức năng, chuyên gia tư vấn Chính phủ đang tiếp tục nghiên cứu”- Bộ trưởng Nên tiếp lời.
Trong 2 tháng đầu năm cả nước đã có gần 11 ngàn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 63 ngàn tỷ đồng, tăng 13,1% về số doanh nghiệp và 28,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.Số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng 12,2% so với cùng kỳ. Tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng thấp, tổng dư tín dụng giảm.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn “bủa vây” doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tiếp cận vốn khó khăn dù được doanh nghiệp "kêu" nhiều song vẫn chưa được giải quyết.
“Tiền trong két ngân hàng đang ứ đọng lớn. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tìm mọi cách tập trung giải ngân vốn cho các công trình xây dựng cơ bản, các nguồn vốn kể cả trái phiếu Chính phủ, ODA… phải giải ngân, không để “đầu năm thư thả, cuối năm vội vã giải ngân”.
Đối với việc tái cơ cấu DNNN, Chính phủ cũng yêu cầu phải xúc tiến ngay công việc cụ thể, giải quyết rốt ráo, tập trung cổ phần hóa nhanh tại những DNNN còn vướng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước