“Áp lực” nào thúc đẩy cho chính sách nới room khối ngoại?
Năm 2015, Chính phủ đang đứng trước áp lực phải cổ phần hóa một số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước và đến hết tháng 3, vẫn còn 262 DNNN phải cổ phần hóa. Lộ trình này tạo áp lực rất lớn về nguồn vốn phải huy động cho cổ phần hóa.
Trong Báo cáo chiến lược tháng 5/2015, các chuyên gia phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC) đã đánh giá một số “áp lực” đối với chính sách nới room cho nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài tại các công ty cổ phần. Và theo những phân tích này, có lẽ việc nới room sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.
Các năm trước, việc nới room đã được nhắc đến nhiều nhưng chưa được thông qua. Vấn đề này được quan tâm trở lại khi dự thảo Nghị định 58 sửa đổi được Bộ Tư Pháp thông qua đầu tháng 4.
Thanh khoản liên tục đi xuống trong 2 tháng gần đây khiến NĐT trong nước đặt nhiều kỳ vọng rằng việc nới room sẽ giúp thu hút dòng tiền đầu tư từ khối ngoại và tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các cổ phiếu cạn room và thị trường nói chung.
Theo VDSC, trong năm 2015, Chính phủ đang đứng trước áp lực phải cổ phần hóa một số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước và đến hết tháng 3, vẫn còn 262 DNNN phải cổ phần hóa. Lộ trình này tạo áp lực rất lớn về nguồn vốn phải huy động cho cổ phần hóa. Việc mở room cho NĐT nước ngoài được kỳ vọng phần nào sẽ giải tỏa được áp lực này.
VDSC cũng đánh giá, từ góc độ NĐT nước ngoài, TTCK Việt Nam đã trở về mức hấp dẫn trong nhiều năm trở lại đây. Đối với một thị trường được cho là đang bị định gía thấp, các quỹ đầu tư toàn cầu thường cân nhác đầu tư vào các quỹ ETF hoặc các cổ phiếu blue-chip. Từ đây có thể thấy chính các NĐT nước ngoài cũng rất trông chờ việc nới room.
Như vậy, việc nới room sẽ đem lại lợi ích cho cả NĐT trong nước, NĐT nước ngoài và cơ quan điều hành. Gần đây nhất, NHNN đã được Chính phủ giao nghiên cứu tăng tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐT nước ngoài tại các NHTM từ mức 30% hiện nay.
“Đây là thông tin chúng tôi cho là khích lệ lớn đối với vấn đề nới room. Kết quả về việc nới room sẽ là thông tin đáng chờ đợi trong quý 2 và quý 3 năm 2015”
Ngoài ra, đề cập về một số yếu tố tác động tích cực đến thị trường chứng khoán nửa sau năm 2015, VDSC cho rằng những nút thắt cuối cùng đối với hiệp định TPP cũng đang dần mở ra khi Ủy ban Tài chính Thượng viên, Ủy ban Chính sách và Tài chính Hạ viện Mỹ chế đã đồng ý trao quyền đàm phán nhanh (TPA) cho Tổng thống Mỹ Obama.
Bên cạnh TPP, trong tuần đầu tháng năm, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức được ký kết sau hơn 2 năm đàm phán. Đây là thông tin được chờ đợi nhiều năm và sẽ tác động tích cực đối với 3 nhóm ngành thủy sản, dệt may và bán lẻ ô tô vốn đang chịu áp lực từ phía tỷ giá trong quý 1.
Theo Stockbiz
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
Cột tin quảng cáo