“Bí ẩn” lãi suất cao
NH muốn "ăn đậm" hay có điều gì "bí ẩn" trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NH trong nước khiến người dân, doanh nghiệp (DN) phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn rất nhiều với các nước khác?
Chênh lệch cao nhất thế giới
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, người thành lập NH Việt đầu tiên ở Mỹ (First Vietnamese-American Bank) cho biết, mức chênh lệch này ở Mỹ khoảng 3%, Singapore cũng từ 3 - 4% và họ đều "sống" khỏe. Nếu so với nước này, mức 6% của VN là gấp đôi và như vậy là "rất cao".
Tỏ ra bất bình trước câu hỏi "cao hay thấp", chuyên gia tài chính Lê Trọng Nhi cho rằng, "chỉ có thể hỏi, đây là mức cao hay quá cao chứ không thể là "cao hay thấp". Và câu trả lời của ông Nhi là "quá cao", thậm chí, có thể nói đây là mức chênh lệch thuộc hàng cao nhất thế giới.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, phân tích lãi suất ở nhiều nước hiện rất thấp, lãi vay thậm chí còn chưa bằng mức chênh lệch của VN. Cao lắm như Ý, Tây Ban Nha cũng chỉ khoảng 8% nên không thể có mức chênh lệch tới 6% như chúng ta.
Phía NH cho rằng, họ phải chịu nhiều chi phí như chi phí dự trữ bắt buộc, trích dự phòng rủi ro, chi phí giữ thanh khoản... chứ không "nuốt trọn" 6%. Nhưng nên nhớ, NH ở các nước cũng phải chịu các chi phí này và như phân tích trên, họ vẫn sống khỏe với mức chênh lệch chỉ bằng một nửa của ta.
Gánh nặng phí phi chính thức
Vậy tại sao các NH vẫn kêu mức chênh lệch 6% là thấp và người vay tại VN luôn phải chịu sức lãi suất cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới? Câu trả lời là vì lãi suất tại VN phải gánh thêm chi phí của sự yếu kém, sự chồng chéo trong sở hữu, những chi phí phi chính thức... Hay có thể gọi là "chi phí bất thành văn" mà ở nhiều nước không có hoặc ít hơn.
Đầu tiên là chi phí cho các khoản đầu tư tài chính thiếu hiệu quả. Chúng ta đều biết, hầu hết các NH của ta đều đầu tư tài chính rất lớn. Thậm chí, không ít NH, vốn đầu tư tài chính còn lớn hơn vốn chủ sở hữu. Nhưng mấy năm gần đây, chứng khoán - bất động sản đều sụt giảm và đóng băng nên các khoản đầu tư này rơi vào tình trạng thua lỗ. Dùng vốn vay, đầu tư thua lỗ thì đương nhiên, chi phí sẽ được hạch toán vào lãi vay.
Ví dụ, NH huy động 100 đồng, sử dụng 30 đồng để mua chứng khoán nhưng thua lỗ thì lãi suất của 70 đồng còn lại đem cho vay sẽ phải gánh phần không sinh lãi của 30 đồng kia. Đầu tư tài chính không hiệu quả được xem như tài trợ không kỳ hạn với lãi suất bằng 0. Khoản tài trợ này, đa phần chỉ thực hiện cho "sân sau" của những người có quyền quyết định trong NH. Đây là lý do chính khiến lãi suất của ta luôn cao và khó giảm.
Một khoản chi phí phi chính thức rất lớn khác là chi phí "lót tay" trong nhiều hoạt động của NH. Kinh doanh dựa trên các mối quan hệ nên họ sẵn sàng chi tiền để duy trì quan hệ tốt với cổ đông, khách hàng, quan chức.
cử như "khách sộp", cổ đông VIP hay người nhà, có thể được tặng thêm ngay 1 - 2% tiền mặt khi gửi tiền. Những khoản này, đương nhiên cũng được hạch toán vào lãi vay. Rồi chi phí từ bộ máy cồng kềnh, dàn trải đến thừa thãi của các NH. Cuộc chạy đua mở rộng mạng lưới những năm gần đây khiến ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... không ít con đường đầy ắp bảng hiệu NH, đi đâu cũng thấy nhà băng.
Mỗi NH có hàng trăm chi nhánh, mỗi chi nhánh lại có nhiều phòng giao dịch kéo theo số lượng nhân viên, chi phí trụ sở, văn phòng, chi phí quản lý... bị đẩy lên rất cao. Một chuyên gia đang làm cố vấn cho một NH tại TP.HCM thừa nhận, chỉ riêng chi phí văn phòng phẩm của một NH cũng khiến người khác phải "khóc thét"...
Bị "đè" bởi hàng loạt các chi phí như nói trên, lãi suất ở VN cao nhất thế giới, cũng không phải chuyện lạ. Nhưng bất công là tất cả chi phí này lại đổ lên đầu người dân, DN và nền kinh tế khi phải chấp nhận lãi cao liên tục nhiều năm nay.
Neo lãi vay ở mức cao
Theo tiến sĩ Lê Đạt Chí, khoản chênh lệch quá cao giữa lãi suất huy động và cho vay nếu kéo dài thì các công ty sẽ tự tài trợ nhau nếu họ có tiền. Nhất là trong tập đoàn, tổng công ty, giữa các công ty liên kết, công ty mẹ - con..., họ sẽ chọn cách trực tiếp cho vay lẫn nhau thay vì gửi để NH mang đi cho vay hưởng lợi. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy. Đó là làm cho hệ thống tài chính bị tê liệt, tín dụng đen có nhiều đất dụng võ, nền tài chính quay về thuở sơ khai. Kinh tế sẽ đối diện với rủi ro lớn là trì trệ, suy thoái vì không huy động vốn và dẫn vốn cho sản xuất, kinh doanh.
Không cắt được các khoản chi phí phi chính thức nói trên rất khó để nói đến hạ lãi vay như mục tiêu của Chính phủ. Thực tế đã chứng minh, lãi vay hiện nay giảm chậm hơn rất nhiều so với tốc độ của lạm phát.
Chúng ta đều biết, về nguyên tắc, tăng - giảm lãi suất dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ngay từ đầu năm, CPI dự báo vào khoảng 7 - 8%. CPI 2 tháng nay đều âm và với tốc độ cũng như tình hình kinh tế hiện nay, gần như chắc chắn CPI năm 2012 sẽ giữ ở mức dự báo nói trên. Vậy mà lãi vay vẫn ở mức trung bình 15% là hết sức vô lý. Nếu sòng phẳng, đầu quý 2 vừa rồi lãi suất đầu ra phải hạ xuống 10% chứ không phải đợi đến cuối năm như lãnh đạo NHNN tuyên bố.
Đây là lúc cần minh bạch, mổ xẻ mọi vấn đề nếu chúng ta muốn tái cấu trúc NH thành công.
Bảng cân đối Kết quả kinh doanh không phản ánh sức khỏe NH Theo tiến sĩ Lê Đạt Chí, ở nước ngoài, NH vẫn đầu tư tài chính, nhưng họ cần phải ủy thác vốn sang một công ty quản lý tài sản hay công ty quản lý quỹ hoặc thấp hơn họ yêu cầu phải báo cáo chi tiết danh mục đầu tư để cổ đông và thị trường giám sát, để đánh giá chất lượng khoản đầu tư và quan trọng nhất là phản ánh đúng thực trạng bảng cân đối kế toán của một NH. Ở VN, mang những khoản đầu tư này đi bán chắc bán chẳng mấy đồng và cũng có thể không bán được, nên bảng cân đối kết quả kinh doanh không phản ánh được sức khỏe của NH. |
Theo TN
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ