“Chấm điểm” các bộ ngành của chính phủ
Lần đầu tiên, một nghiên cứu chính thức “chấm điểm” các bộ ngành được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 28-12. Kết quả, không bộ nào đạt loại khá (60 điểm).
“Chấm điểm” các bộ ngành của chính phủ
Lần đầu tiên, một nghiên cứu chính thức “chấm điểm” các bộ ngành được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 28-12. Kết quả, không bộ nào đạt loại khá (60 điểm).
Sau sáu năm tiến hành khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), VCCI vừa tiến hành việc “chấm điểm” các bộ với chỉ số Hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các bộ (MEI). Khảo sát này chỉ tiến hành trên 14 bộ có liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Không kịch tính như kết quả PCI, chỉ số MEI 2011 cho thấy “thiếu điểm sáng, nhưng không thấy điểm tối”...
Chưa thấy các bộ nỗ lực
Theo báo cáo của VCCI, sau khi khảo sát, để 207 hiệp hội doanh nghiệp, đại diện cho trên 419.000 doanh nghiệp, tổ chức đánh giá, kết quả cho thấy các bộ đều đạt... điểm trung bình. Cụ thể với thang 100 điểm, bộ được đánh giá cao nhất là Bộ Tư pháp cũng chỉ đạt 59 điểm; thấp nhất là Bộ Tài nguyên - môi trường chỉ đạt 51,37 điểm...
Với kết quả trên, VCCI cho rằng dưới con mắt của các hiệp hội các bộ chỉ mới hoàn thành nghĩa vụ của mình trước cộng đồng, và rõ ràng vẫn chưa thấy các bộ nỗ lực cần thiết. Kết quả này cũng khẳng định chắc chắn các bộ chỉ hoàn thành nhiệm vụ, chứ chưa thể được xem đã thực hiện tốt và hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - phó ban pháp chế VCCI, đại diện nhóm nghiên cứu chỉ số MEI, điều đáng chú ý là các bộ đang dàn hàng ngang trong hiệu quả hoạt động pháp luật. Điều này đồng nghĩa không có bộ nào “cá biệt”, nhưng cũng không có bộ nào làm việc tích cực, nổi trội so với bộ khác.
Kết quả MEI 2011 cũng cho thấy những việc các bộ đang làm tốt nhất và những việc đang làm kém nhất. Cụ thể, chỉ số thành phần của các bộ được “chấm điểm” cao nhất là “xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”. Tại chỉ số này, với việc đánh giá “tính cần thiết của dự thảo” và “tính đầy đủ của đánh giá tác động với đối tượng liên quan”, các bộ được chấm điểm đạt mức “khá” với điểm trung bình 74,3. Theo bà Thu Trang, sau khi đánh giá các tiêu chí cụ thể gồm “thực hiện thủ tục hành chính”, “thanh tra kiểm tra doanh nghiệp”, “giải quyết vướng mắc”... các hiệp hội cũng cho điểm việc “tổ chức thi hành pháp luật” của các bộ đạt 59,9 điểm.
Chỉ số được cho điểm thấp nhất, đáng buồn lại là việc dễ “lấy ý kiến đối tượng chịu tác động khi soạn văn bản quy phạm pháp luật”. Chỉ số nhóm “cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật” vốn được đánh giá dễ cho các bộ “ăn điểm” nhưng thực tế cũng đạt điểm không cao, thấp hơn cả mảng “tổ chức thi hành pháp luật” vốn rất phức tạp. Từ thực tế trên, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh dường như các bộ cố gắng làm những điều bị giám sát. Còn những việc dễ, chỉ cần chủ động, thiện chí, cần thói quen dân chủ lại không làm tốt.
Tổng kết toàn bộ kết quả MEI 2011, đại diện nhóm nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Thu Trang đưa ra thông điệp của MEI: với hoạt động của các bộ như vậy, nền kinh tế có thể tiếp tục tồn tại. Nhưng để phát triển, phồn vinh thì cần nhiều hơn thế. “Kết quả điểm số cũng cho thấy tất cả các bộ đều cần thêm nhiều nỗ lực để cải cách và tất cả lĩnh vực, tất cả khía cạnh đều cần làm tốt hơn vì điểm tất cả đều thấp” - bà Trang nói.
Các bộ nên tham khảo để hoàn thiện mình
Ngay tại lễ công bố, ông Lê Thành Long, thứ trưởng Bộ Tư pháp, công nhận tính khoa học và thực tiễn của báo cáo MEI 2011 và cho rằng đây xứng đáng là tài liệu tham khảo cho các bộ. Tuy nhiên, ông Long cho rằng việc đánh giá của MEI mới dừng lại ở cảm nhận của doanh nghiệp. Trong khi đó, như việc lấy ý kiến văn bản quy phạm pháp luật, ông Long nêu Bộ Tư pháp nhiều lần đưa văn bản lên trang web của bộ nhưng đều không nhận được bất kỳ phản hồi, góp ý nào. Vì vậy, ông Long cho rằng ban tổ chức khảo sát chỉ số MEI cần hoàn thiện các chỉ số để có kết quả khách quan hơn.
Nhắc lại vấn đề ông Long nêu, bà Nguyễn Thị Thu Trang công nhận MEI 2011 đánh giá trên cảm nhận chủ quan chứ không trên những con số thống kê, bởi đến nay cũng chưa có dữ liệu khách quan đầy đủ nào về hoạt động xây dựng pháp luật các bộ.
Theo bà Trang, cảm nhận cũng là một yếu tố đánh giá đầy ý nghĩa vì đến nay nó vẫn là yếu tố duy nhất đánh giá được mức độ hài lòng của người dân. “Không thể bỏ qua cảm nhận của dân. Nếu sai lệch, nó cũng có ý nghĩa nhất định” - bà Trang nói. Bà Trang cho biết việc các bộ lấy ý kiến nhưng doanh nghiệp ít phản hồi cũng phải hỏi lại cách lấy ý kiến như thế đã hiệu quả chưa.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nhiều khi doanh nghiệp phát chán vì nhiều bộ ngồi ngay tại hội nghị nhưng người góp ý cứ góp, tiếp thu thì không. Cấp địa phương chỉ thừa hành nên bà Lan cho rằng chỉ số MEI đến nay mới công bố đã là chậm, nhưng còn hơn không. Thời điểm này doanh nghiệp, kinh tế khó khăn, bà Lan hi vọng khi được “chấm điểm”, các bộ sẽ tập trung hơn vào xây dựng, tăng chất lượng văn bản pháp luật, tránh chỉ tập trung vào các dự án, quản lý doanh nghiệp nhà nước...
Ông Nguyễn Văn Nghi, phó chủ tịch Liên minh Các hợp tác xã Quảng Ninh, nêu thực tế các bộ có nói cải cách hành chính nhưng thường làm chậm. Nên MEI rất ý nghĩa để các bộ nhìn nhận rõ hơn hoạt động của mình nhằm hoàn thành tốt hơn công việc.
Nếu như chỉ số PCI nay đã là động lực để các tỉnh cạnh tranh, nâng cao xếp hạng thì với MEI, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI, cũng mong nó sẽ đồng hành cùng các bộ trưởng để thúc đẩy, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ cũng như của Chính phủ.
Kết quả xếp hạng các bộ theo chỉ số MEI 2011
Theo Tuổi trẻ
Chưa thấy các bộ nỗ lực
Theo báo cáo của VCCI, sau khi khảo sát, để 207 hiệp hội doanh nghiệp, đại diện cho trên 419.000 doanh nghiệp, tổ chức đánh giá, kết quả cho thấy các bộ đều đạt... điểm trung bình. Cụ thể với thang 100 điểm, bộ được đánh giá cao nhất là Bộ Tư pháp cũng chỉ đạt 59 điểm; thấp nhất là Bộ Tài nguyên - môi trường chỉ đạt 51,37 điểm...
Chỉ số MEI 2011 đưa ra sáu chỉ số để đánh giá các bộ, gồm: xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, công khai thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cuối cùng là rà soát kiểm tra tổng kết thi hành pháp luật. Mỗi chỉ số trên có nhiều chỉ số thành phần để đánh giá từng việc của các bộ như: thanh tra kiểm tra doanh nghiệp, tính thống nhất và khả thi của văn bản pháp luật, giải quyết vướng mắc và trách nhiệm giải trình... MEI 2011 không khảo sát doanh nghiệp mà chỉ khảo sát hiệp hội, vì đại đa số doanh nghiệp ít có cơ hội làm việc trực tiếp với các bộ. |
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - phó ban pháp chế VCCI, đại diện nhóm nghiên cứu chỉ số MEI, điều đáng chú ý là các bộ đang dàn hàng ngang trong hiệu quả hoạt động pháp luật. Điều này đồng nghĩa không có bộ nào “cá biệt”, nhưng cũng không có bộ nào làm việc tích cực, nổi trội so với bộ khác.
Kết quả MEI 2011 cũng cho thấy những việc các bộ đang làm tốt nhất và những việc đang làm kém nhất. Cụ thể, chỉ số thành phần của các bộ được “chấm điểm” cao nhất là “xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”. Tại chỉ số này, với việc đánh giá “tính cần thiết của dự thảo” và “tính đầy đủ của đánh giá tác động với đối tượng liên quan”, các bộ được chấm điểm đạt mức “khá” với điểm trung bình 74,3. Theo bà Thu Trang, sau khi đánh giá các tiêu chí cụ thể gồm “thực hiện thủ tục hành chính”, “thanh tra kiểm tra doanh nghiệp”, “giải quyết vướng mắc”... các hiệp hội cũng cho điểm việc “tổ chức thi hành pháp luật” của các bộ đạt 59,9 điểm.
Chỉ số được cho điểm thấp nhất, đáng buồn lại là việc dễ “lấy ý kiến đối tượng chịu tác động khi soạn văn bản quy phạm pháp luật”. Chỉ số nhóm “cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật” vốn được đánh giá dễ cho các bộ “ăn điểm” nhưng thực tế cũng đạt điểm không cao, thấp hơn cả mảng “tổ chức thi hành pháp luật” vốn rất phức tạp. Từ thực tế trên, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh dường như các bộ cố gắng làm những điều bị giám sát. Còn những việc dễ, chỉ cần chủ động, thiện chí, cần thói quen dân chủ lại không làm tốt.
Tổng kết toàn bộ kết quả MEI 2011, đại diện nhóm nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Thu Trang đưa ra thông điệp của MEI: với hoạt động của các bộ như vậy, nền kinh tế có thể tiếp tục tồn tại. Nhưng để phát triển, phồn vinh thì cần nhiều hơn thế. “Kết quả điểm số cũng cho thấy tất cả các bộ đều cần thêm nhiều nỗ lực để cải cách và tất cả lĩnh vực, tất cả khía cạnh đều cần làm tốt hơn vì điểm tất cả đều thấp” - bà Trang nói.
Bộ Tài nguyên - môi trường bị “chấm điểm” thấp nhất. Trong ảnh: doanh nghiệp đến làm thủ tục giấy tờ tại phòng đăng ký quyền sử dụng đất Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM |
Các bộ nên tham khảo để hoàn thiện mình
Ngay tại lễ công bố, ông Lê Thành Long, thứ trưởng Bộ Tư pháp, công nhận tính khoa học và thực tiễn của báo cáo MEI 2011 và cho rằng đây xứng đáng là tài liệu tham khảo cho các bộ. Tuy nhiên, ông Long cho rằng việc đánh giá của MEI mới dừng lại ở cảm nhận của doanh nghiệp. Trong khi đó, như việc lấy ý kiến văn bản quy phạm pháp luật, ông Long nêu Bộ Tư pháp nhiều lần đưa văn bản lên trang web của bộ nhưng đều không nhận được bất kỳ phản hồi, góp ý nào. Vì vậy, ông Long cho rằng ban tổ chức khảo sát chỉ số MEI cần hoàn thiện các chỉ số để có kết quả khách quan hơn.
Nhắc lại vấn đề ông Long nêu, bà Nguyễn Thị Thu Trang công nhận MEI 2011 đánh giá trên cảm nhận chủ quan chứ không trên những con số thống kê, bởi đến nay cũng chưa có dữ liệu khách quan đầy đủ nào về hoạt động xây dựng pháp luật các bộ.
Theo bà Trang, cảm nhận cũng là một yếu tố đánh giá đầy ý nghĩa vì đến nay nó vẫn là yếu tố duy nhất đánh giá được mức độ hài lòng của người dân. “Không thể bỏ qua cảm nhận của dân. Nếu sai lệch, nó cũng có ý nghĩa nhất định” - bà Trang nói. Bà Trang cho biết việc các bộ lấy ý kiến nhưng doanh nghiệp ít phản hồi cũng phải hỏi lại cách lấy ý kiến như thế đã hiệu quả chưa.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nhiều khi doanh nghiệp phát chán vì nhiều bộ ngồi ngay tại hội nghị nhưng người góp ý cứ góp, tiếp thu thì không. Cấp địa phương chỉ thừa hành nên bà Lan cho rằng chỉ số MEI đến nay mới công bố đã là chậm, nhưng còn hơn không. Thời điểm này doanh nghiệp, kinh tế khó khăn, bà Lan hi vọng khi được “chấm điểm”, các bộ sẽ tập trung hơn vào xây dựng, tăng chất lượng văn bản pháp luật, tránh chỉ tập trung vào các dự án, quản lý doanh nghiệp nhà nước...
Ông Nguyễn Văn Nghi, phó chủ tịch Liên minh Các hợp tác xã Quảng Ninh, nêu thực tế các bộ có nói cải cách hành chính nhưng thường làm chậm. Nên MEI rất ý nghĩa để các bộ nhìn nhận rõ hơn hoạt động của mình nhằm hoàn thành tốt hơn công việc.
Nếu như chỉ số PCI nay đã là động lực để các tỉnh cạnh tranh, nâng cao xếp hạng thì với MEI, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI, cũng mong nó sẽ đồng hành cùng các bộ trưởng để thúc đẩy, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ cũng như của Chính phủ.
Kết quả xếp hạng các bộ theo chỉ số MEI 2011
Thứ hạng | Tên bộ | Ðiểm |
1 | Bộ Tư pháp | 59,01 |
2 | Bộ Lao động - thương binh và xã hội | 58,51 |
3 | Bộ Kế hoạch - đầu tư | 56,59 |
4 | Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn | 56,35 |
5 | Bộ Công thương | 55,61 |
6 | Bộ Khoa học - công nghệ | 54,5 |
7 | Ngân hàng Nhà nước | 54,47 |
8 | Bộ Tài chính | 54,36 |
9 | Bộ Thông tin - truyền thông | 53,92 |
10 | Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch | 52,47 |
11 | Bộ Y tế | 52,22 |
12 | Bộ Xây dựng | 52,1 |
13 | Bộ Giao thông vận tải | 51,93 |
14 | Bộ Tài nguyên - môi trường | 51,37 |
Theo Tuổi trẻ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo