Hiệp định RCEP mang đến những cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam
GDP 2022 tăng trưởng cao nhất trong 12 năm qua / Đà Nẵng dự trữ khoảng 2.300 tỷ đồng lương thực, thực phẩm phục vụ Tết
Vừa qua tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo "Khai thác và tối đa hóa cơ hội Hiệp định RCEP cho doanh nghiệp" do FedEx phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tổ chức với sự tham dự của hơn 200 đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam cùng hơn 150 đại diện tham dự trực tuyến.
Hội thảo đã nhấn mạnh những cơ hội mà hiệp định thương mại mang lại và những lĩnh vực tiềm năng tăng trưởng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác. FedEx đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại, giúp các doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và góp phần xuất khẩu các sản phẩm nội địa đến thị trường thế giới thuận lợi. Các chuyên gia cũng chia sẻ cách FedEx có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh của họ bằng cách tận dụng hiệp định kinh tế này.
Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Trọng Nghĩa, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: "Hiệp định thương mại tự do RCEP có những yêu cầu rất cụ thể và không kém phần phức tạp về quy tắc xuất xứ và cách thức áp dụng thuế quan giữa các quốc gia thành viên".
Bà nói thêm: "Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do. Để làm được điều đó, họ cần nắm rõ các yêu cầu chính về quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa cũng như thuế nhập khẩu của các nước thành viên".
Ông Hardy Diec, Giám đốc điều hành của FedEx Express Đông Dương
Ông Hardy Diec, Giám đốc điều hành của FedEx Express Đông Dương cho biết: "RCEP mang đến những cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nhằm thúc đẩy thương mại xuyên xuyên biên giới và phục hồi kinh tế". Ông chia sẻ thêm: "Hội nghị nhằm giúp các lãnh đạo doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh khi mở rộng sang các thị trường mới hoặc tìm cách thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. "Hiệp định thương mại tự do có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc cắt giảm thuế quan và nguồn tiếp cận tốt hơn đối với nguyên liệu thô".
FedEx cũng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua danh mục giải pháp toàn diện. Ví dụ: quy trình thông quan dễ dàng hơn với các công cụ tự động hóa trực tuyến để đảm bảo lô hàng của họ được giao đúng hạn. Quản lý Thương mại Toàn cầu FedEx (GTM) là dịch vụ cung cấp nguồn tài nguyên toàn diện (one-stop source) về thông tin vận chuyển quốc tế giúp các công ty thâm nhập thị trường mới. Chứng từ Thương mại Điện tử (ETD) giúp các công ty tự động hóa và hợp lý hóa các quy trình thông quan.
Các chuyên gia trong ngành từ Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh - Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về các cách để doanh nghiệp địa phương tối đa hóa lợi ích từ hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn như từ mức thuế quan thấp hơn và các bước để tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục hải quan. Buổi hội thảo diễn ra giữa đại diện Bộ Công Thương (MOIT), Tổng cục Hải quan Việt Nam (GDVC), Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và FedEx đề cập đến việc làm thế nào các doanh nghiệp nội địa có thể tiếp cận và chuẩn bị cho những cơ hội kinh doanh này.
RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm một phần ba Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và một phần ba dân số thế giới. RCEP nỗ lực tạo cơ hội cho thương mại và đầu tư bằng cách tăng cường liên kết kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa lên sàn UPCoM, Nguyên liệu Á Châu AIG muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Một doanh nghiệp 2 năm liền dẫn đầu nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ
Xuất khẩu cá ngừ vượt mốc 90 triệu USD/tháng
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam