CPTPP hấp dẫn với dệt may Việt Nam
Mặc dù Mỹ là thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam đã rút khỏi TPP nhưng CPTPP vẫn còn còn rất hấp dẫn, giúp dệt may Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng từ 3 - 3,5 tỷ USD.
Đối với Việt Nam, dệt may là ngành nghề duy nhất đồng hành cùng 7 năm đàm phán hiệp định TPP (nay là CPTPP) và các doanh nghiệp hết sức vui mừng khi các nỗ lực của ngành đã có thành quả. Mặc dù CPTPP không có thị trường Mỹ (chiếm 48% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017) nhưng vẫn còn những thị trường đầy tiềm năng khác như Úc, Canada. Đây là hai thị trường có sự phát triển cao, sử dụng dệt may khá lớn với khoảng 10 tỷ USD một năm trong khi thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam còn nhỏ chỉ khoảng đến 500 triệu USD. Vì vậy, dệt may Việt Nam vẫn nhìn thấy CPTPP có một cơ hội để mở rộng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng trên 10% của ngành.
Nếu như trong TPP có qui tắc từ sợi trở đi, trong CPTPP các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa chính thức áp dụng qui tắc từ sợi, vì vậy xu thế của các doanh nghiệp vẫn đang coi đây là mục tiêu trong quá trình phát triển và chiến lược sản xuất kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Đây cũng chính là động lực để ngành dệt may có cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.
Khi CPTPP chính thức có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam dự kiến sẽ tăng mặc dù sự cạnh tranh trong xuất khẩu dệt may luôn hết sức khốc liệt, mức độ tăng trưởng của dệt may Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào động thái của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Theo tính toán, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU và CPTPP có hiệu lực thì dệt may Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 - 3,5 tỷ USD một năm.
Với nhiệm vụ tăng trưởng từ 8 - 10%, năm 2018, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu cao, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 34 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017 và kết quả xuất khẩu của quý I/2018 đang tương đối thuận lợi, đạt chỉ tiêu đề ra.
Với những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế trong CPTPP, được coi như một trong các giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang thị trường lớn và khó tính. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may tận dụng tốt hơn lợi thế từ các hiệp định Việt Nam đã, đang tham gia, đặc biệt với CPTPP.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới