"Hốt bạc" nhờ bán chỗ ngồi xem pháo hoa đêm Giao thừa
Những năm trở lại đây, nhu cầu của người dân Thủ đô trong việc có được những chỗ ngồi tốt nhất để ngắm pháo hoa đêm Giao thừa ngày một tăng. Để có được chỗ ngồi vừa có tầm nhìn tốt, thoải mái, người dân sẵn sàng chi ra từ nửa triệu đến gần một triệu đồng tiền đặt cọc để giữ chỗ tại những địa điểm sang trọng xung quanh khu vực bắn pháo hoa.
Ở Hà Nội, HighLand cafe, Soul cafe, Citi View cafe, trên tòa nhà Hàm cá mập, nhà hàng Thủy Tạ... vẫn được xem là những địa điểm vàng để ngắm pháo hoa. Tại những nơi này, hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng "cháy" chỗ ngồi.
Với mức giá dao động từ 1 triệu-1,4 triệu/người, nhân viên tại Avalon Cafe cho biết, mức giá này tùy thuộc theo vị trí khu vực mà khách hàng lựa chọn.
"Khách hàng tới mua vé sớm sẽ được tự do chọn vị trí đẹp, ưng ý cho mình. Mỗi vé xem pháo hoa đều được kèmmột phần ăn nhỏ kèm theo đồ uống cho mỗi người, nếu khách hàng nào gọi thêm thì sẽ tính hóa đơn ngoài. Tính đến thời điểm này, quán chỉ còn khoảng 4-5 chỗ ngồi phục vụ xem pháo hoa", nhân viên này cho biết thêm.
Trong khi đó, Skyline cũng đã bắt đầu mở bán vé đặt chỗ ngồi đêm giao thừa, có 3 mức giá chia theo từng tầng của toà nhà. Nếu bạn lựa chọn ngồi ở tầng 11 (khu trong nhà) thì giá là hơn 650.000 đồng/người, gần 800.000 đồng/người. Tầng 12 (khu trong nhà) thì giá là 850.000 đồng/người trở lên, khoảng gần 1tr/người. Còn tầng 13 (khu tầng thượng ngoài trời) thì giá là khoảng gần 1tr3/người. Giá trên sẽ bao gồm các phần đồ uống miễn phí kèm theo một vài loại snack, đồ ăn nhanh...
HighLand cafe chính thức bán vé từ ngày 12/2, với mức giá là 500.000 đồng/người. Lý giải cho việc bán vé khá muộn so với những nơi khác, nhân viên tại đây cho biết, quán bán vé muộn do rút kinh nghiệm từ những năm trước để tránh hiện tượng cò vé làm mất đi hình ảnh đẹp của quán. Có năm bán sớm, cò gom vé rồi bán lại cho khách với giá cả triệu đồng để kiếm lời.
Bên cạnh đó, một số nhà hàng khác gần khu vực Hồ Gươm cho hay, không có dịch vụ cho thuê chỗ ngồi xem pháo hoa nhưng vẫn phục vụ khách trong đêm Giao thừa, nếu khách hàng nào có nhu cầu ăn, uống tại nhà hàng tại thời điểm đó thì vẫn có thể chọn chỗ ngắm pháo hoa bình thường. Không bán chỗ ngồi nhưng mức giá dịch vụ cho đêm Giao thừa tại những nơi này hầu như đều tăng cao hơn nhiều so với ngày thường.
Anh Dương, (Kim Mã, Ba Đình) cho biết, mức giá này theo anh là bình thường. Người làm dịch vụ vẫn phải phục vụ khách vào dịp đáng lẽ họ được nghỉ, cho nên thu tiền cao hơn một chút cũng là hợp lý.
Chị Mai (Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ, hầu như năm nào chị cũng tới một số nhà hàng hoặc quán cafe ven Hồ Gươm để đặt cho cho cả gia đình tới ngắm pháo hoa đêm giao thừa.
"Nhiều người cho rằng, chi nửa triệu đồng chỉ để xem pháo hoa là lãng phí tuy nhiên cả năm chỉ có một lần, bỏ ra vài trăm nghìn để thưởng thức pháo hoa mà không phải chen lấn, xô đẩy mệt mỏi cũng đáng", chị chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều