“Không đu dây, biết đi bằng gì?”
chết của ông Chua đã làm chấn động dư luận cả nước. Trước đó chưa đầy một tháng, vợ ông Chua, bà Nguyễn Thị Thọ, cũng bị trọng thương khi qua sông bằng cách đu dây.
Những ngày đầu tháng 11-2014, chúng tôi quay trở lại vị trí đã xảy ra tai nạn dẫn đến cái chết thương tâm của ông Chua, và nhận thấy những người dân ở vùng này tiếp tục “đu dây tử thần”, theo cách nói của ông Nguyễn Thu (68 tuổi, thôn 6) - người đã gần mười năm nay qua lại sông Krông Ana bằng cách đu dây.
Ông Thu bảo: “Không đu dây thì biết đi bằng gì? Qua sông bằng cách đu dây nguy hiểm thật, nhưng không qua thì đói”! Đơn giản bởi họ sống bên này sông, còn bên kia là hàng trăm hecta đất canh tác, phải đi - về làm rẫy, vận chuyển lương thực, sản vật trồng được.
Ông Đoàn Hữu - chủ tịch UBND xã Hòa Lễ - cho biết cây cầu gần nhất cũng cách đến 10km, nên người dân tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách đu dây qua sông, liều mình đánh cược với tử thần.
Và ước mơ của người dân nghèo vùng này là có thêm những chiếc cầu treo kiên cố để họ yên tâm sống, làm ăn.
Chồng chết, vợ bị thương khi đu dây sang sông
Sáng 26-10, trong lúc đu cáp vượt sông Krông Ana (xã Hòa Lễ, Krông Bông, Đắk Lắk) để đi hái cà phê, ông Nguyễn Chua (51 tuổi, người dân trong xã) bị rơi xuống mép bờ sông tử nạn.
Trước đó sáng 25-8, bà Nguyễn Thị Thọ (vợ ông Chua) trong lúc đu cáp vượt sông bị té ngã, phải đưa đi cấp cứu với các chấn thương ở cổ, lệch quai hàm. Đến nay vết thương của bà Thọ vẫn chưa lành hẳn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?