“Mỹ thừa nhận không đủ khả năng đối phó Triều Tiên”
Tuyên bố của Trợ lý Tổng thống Mỹ Christopher Ford về việc sẵn sàng làm tan băng nối lại cuộc đối thoại với Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu ở châu Âu chứng tỏ thất bại của Washington trong cố ngăn chặn mối đe dọa tấn công tên lửa tiềm ẩn của Bắc Triều Tiên.
Đó là nhận định của chuyên viên TSKH Quân sự Konstantin Sivkov Chủ tịch Viện Các vấn đề địa chính trị.
Trước đó, ông Christopher Ford tuyên bố rằng việc loại bỏ mối đe dọa tên lửa từ Iran và Bắc Triều Tiên có thể được đưa ra cuộc thảo luận của Mỹ-Nga về nâng phòng thủ tên lửa lên trình độ chất lượng mới.
"Thứ nhất, tuyên bố của Ford là lời thừa nhận thực tế rằng Mỹ không trông mong dựa vào hệ thống phòng thủ tên lửa của họ để bảo vệ đất nước trước đòn tấn công tiềm năng bằng tên lửa đạn đạo từ Bắc Triều Tiên, là thứ vũ khí mà Bình Nhưỡng có thể tạo ra trong vài năm tới", ông Sivkov nói.
Chuyên viên nêu giả thiết rằng thông báo gần đây về cuộc thử nghiệm thành công với hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ trên mặt đất thực ra chủ yếu nhằm vào đối tượng công luận trong nước. Trong khi đó khả năng thực tế của hệ thống để đẩy lùi cuộc đòn tấn công tên lửa vẫn còn xa mới đạt yêu cầu đặt ra cho tổ hợp quân sự-công nghiệp Mỹ.
Ông Sivkov nhấn mạnh rằng Nga nên sử dụng mọi cơ hội để đạt được sự năng động tích cực trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa, tuy nhiên không nên tin tưởng phía Mỹ vô điều kiện và có những nhượng bộ đơn phương.
"Hiển nhiên, chúng ta nên tiến hành đàm phán bất kỳ đàm phán nào cũng luôn tốt hơn chiến tranh, nhưng đồng thời cần hiểu rằng vào bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể phá vỡ các điều khoản của đàm phán, mà điều đó có nghĩa là chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên có thể ngưng nhưng trong mọi trường hợp không chấm dứt hoàn toàn", chuyên viên Sivkov kết luận.
Hiện tại Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và ở Hàn Quốc, vin lý do có mối đe dọa tên lửa từ Iran và Bắc Triều Tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo