"Nóng" về vai trò Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Cần định danh trách nhiệm của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Ngày 23/5 vừa qua, tại phiên thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trước Nghị trường Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân cho rằng, trong hơn 10 năm qua, hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới gồm 55 Hiệp hội doanh nghiệp địa phương các tỉnh.
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu được triển khai xuống cơ sở thông qua cầu nối là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ được kịp thời nhất quán. Trong quá trình xây dựng dự án luật, Hiệp hội đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức nhiều hội thảo hội nghị xin ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, các đại biểu đều tha thiết đề nghị cần phải định danh tên Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong Luật.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân cho biết, tại Khoản 3, Điều 14 của Dự án Luật có đề cập đến vai trò trách nhiệm cụ thể của Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là những tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lại không được định danh trong trách nhiệm hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xem chi tiết tại đây!
Dự án Luật Hỗ trợ DNNVV: Động lực mới của nền kinh tế thị trường
Nói về vai trò của Dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam cho rằng, việc Quốc hội ban hành Luật trong kỳ họp này sẽ là một bước cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
"Dự Luật này đưa ra những quy định, nội dung cụ thể để góp phần tạo ra sự phát triển bình đẳng cho công đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam", đồng chí Tô Hoài Nam nói.
Cũng theo đồng chí Tô Hoài Nam, hiện nay, hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm hơn 97% số doanh nghiệp Việt Nam. Đây là con số nói lên rất nhiều điều, khẳng định tầm quan trọng của hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng các doanh nghiệp này chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, năng lực cạnh tranh còn yếu.
Là một trong những thành viên nằm trong ban soạn thảo dự án Luật, đồng chí Tô Hoài Nam cho biết, dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng đến việc hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, khơi dậy nguồn lực đầu tư tư nhân, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển có chiều sâu. Dự thảo Luật chọn 3 nhóm doanh nghiệp và các doanh nghiệp tiềm năng để hỗ trợ một cách trọng tâm, trọng điểm, gồm hộ kinh doanh đi lên doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp có khả năng tạo thành chuỗi liên ngành, chuỗi giá trị. Tinh thần của dự án Luật là chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí.
Xem chi tiết tại đây!
Luật Hỗ trợ DNNVV cần hướng hoạt động về Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Theo ông Dương Thanh Tương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk, hiện vẫn còn nhiều ký kiến khác nhau, nhưng đối với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, việc ra đời dự án Luật trước hết cần phải gắn liền với hoạt động của Hiệp hội này bởi dự án Luật sẽ là cầu nối, tác động tích cực tới hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Theo ông Dương Thanh Thương, dự án Luật cần hướng về hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, bởi thực tế hiện nay thì doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chiếm tới 97% doanh nghiệp của Việt Nam mà đơn vị lâu nay vẫn là cơ quan đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Hơn nữa, cần quy định rõ hơn về vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong Luật.
Cũng theo vị này, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khi ra đời sẽ động lực mạnh mẽ về mặt Luật pháp, chủ trương của Nhà nước, nên khi được gắn trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ doanh nghiệp thì Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ có cơ sở hoạt động vững chắc hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, Hiệp hội sẽ là điểm tựa, cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận với chủ trương, chính sách của Nhà nước nhanh hơn.
Ngoài ra, khi được gắn trách nhiệm, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ phải hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận nguồn hỗ trợ một cách nhanh và đơn giản nhất. Đồng thời, định hướng các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm thế nào giúp họ vận dụng Luật một cách hiệu quả nhất để họ có thể phát triển kinh doanh ổn định và bền vững.
Xem chi tiết tại đây!
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có vai trò rất lớn với doanh nghiệp
Ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội cho rằng, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần quy đinh rõ vai trò, chức năng của tổ chức kinh tế, xã hội mà ở đây là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để đứng ra đòi hỏi quyền lợi, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh thành.
Bởi, theo ông Mạc Quốc Anh, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là nơi để tổ chức kết nối, ghi nhận các khó khăn từ các Hiệp hội Doanh nghiệp địa phương. "Nó như là một đầu mối để cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội được đối thoại với cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi không thể nào mà Hiệp hội doanh nghiệp của 55 tỉnh thành báo cáo các vấn đề với cơ quan Nhà nước được", ông Quốc Anh phân tích.
Ông Mai Quốc Anh cũng cho rằng, khi tiếp nhận các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, một đơn vị đại diện như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ là cơ quan tiếp nhận rồi sau đó tổ chức phổ biến, như vậy sẽ bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn có vai trò liên kết hợp tác quốc tế. Vì ở các nước cũng đều có các Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ phát triển tương đối mạnh. Khi Hiệp hội Trung ương nhận được trách nhiệm từ phía cơ quan Nhà nước thì phía đối tác sẽ tin tưởng, có những mô hình, phối hợp liên kết với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo