"Việt Nam muốn Ấn Độ giúp giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc"
Mức độ hợp tác song phương Việt -Ấn được tăng cường chưa từng có giữa 2 nước, 3 chuyến thăm cấp cao diễn ra trong 3 tháng liên tục.
Tờ The New India Express ngày 11/10 đưa tin, Việt Nam hy vọng sẽ giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc trong chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng này, đánh dấu mức độ hợp tác song phương Việt -Ấn được tăng cường chưa từng có giữa 2 nước, 3 chuyến thăm cấp cao diễn ra trong 3 tháng liên tục.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng ngày 28/10 và sau đó một ngày sẽ tới New Delhi tiến hành các cuộc họp chính thức với các nhà lãnh đạo Ấn Độ. Chuyến thăm này diễn ra chỉ hơn 1 tháng sau chuyến công du Việt Nam 4 ngày của Tổng thống Pranab Mukherjee hôm 14/9. Trong tháng 8, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cũng đã đến thăm Việt Nam.
Trong khi quan hệ hợp tác quốc phòng đã trở thành chủ đề thống trị chương trình nghị sự của cả 2 quốc gia, khoảng thời gian này vấn đề hợp tác kinh tế song phương cũng giữ một vai trò quan trọng đặc biệt.
Theo các nguồn tin, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Ấn Độ lần này sẽ tập trung vào việc xây dựng thị trường và nguồn cung với Ấn Độ, để giảm sự phụ thuộc về nguồn vật liệu từ Trung Quốc. Lĩnh vực hợp tác cụ thể nhất mà Việt Nam muốn tăng cường với Ấn Độ là dệt may.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã bị mất cân đối khi Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành dệt may đang phát triển. 50% sợi thô và các loại vải phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Dệt may bây giờ được xem như một ngành xuất khẩu quan trọng đối với Việt Nam, muốn giảm sự phụ thuộc từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc Việt Nam tìm kiếm một nguồn cung cấp đa dạng hóa từ Ấn Độ là điều hiển nhiên.
Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng diễn ra trong bối cảnh lần đầu tiên Mỹ - Ấn đưa quan điểm phản đối dùng vũ lực, đe dọa vũ lực và thay đổi hiện trạng Biển Đông vào trong tuyên bố chung của mình, một động thái khiến Bắc Kinh tức giận.
Theo Giáo dục Việt Nam
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Cột tin quảng cáo