Xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 836,4 triệu USD trong hai quý đầu năm 2017
6 tháng đầu năm, XK cá tra sang Mỹ đạt 176,4 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, với kết quả XK tăng 8,4% trong quý II/2017. Mỹ tiếp tục là thị trường dẫn đầu XK cá tra của Việt Nam.
Giá trị XK giảm liên tiếp tại hai thị trường lớn là Mỹ và EU buộc các doanh nghiệp (DN) chuyển hướng đẩy mạnh sang một số thị trường tiềm năng lớn như: Trung Quốc, Brazil, Mexico, Colombia và Ảrập Xêut. Quý II/2017, sản xuất cá tra đã đi vào ổn định, giá cá tra nguyên liệu đã giảm sau khi tăng đột biến vào tháng 4/2017. Diễn biến XK tại các thị trường tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.
Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đầu tháng 7/2017, Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) thông báo về việc sẽ áp dụng chính thức điều 9CFR557 (quy định về nhập khẩu) tại Chương trình thanh tra bắt buộc đối với cá và sản phẩm cá bộ Siluriformes từ ngày 02/8/2017 thay vì 01/9/2017 (thời điểm chính thức áp dụng như quy định tại Chương trình và các thông báo của FSIS trước đây). Như vậy, tất cả các lô hàng cá bộ Silurformes nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được FSIS thực hiện kiểm tra tại các Cơ sở kiểm tra nhập khẩu chính thức (I-Houses) do cơ quan thẩm quyền nước này chỉ định. Dự báo, trong thời gian đầu áp dụng cho đến hết năm 2017, XK cá tra sang thị trường Mỹ sẽ giảm do sự chuyển giao giữa FDA sang FSIS sớm trong khi năng lực kiểm tra của hai cơ quan này khác nhau.
Theo một số nguồn tin, nếu Việt Nam chưa hoàn tất việc thực thi quy định “Tương đồng về tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn” của Mỹ, phía Mỹ sẽ gia hạn thêm 6 tháng chuẩn bị, tức gia hạn đến tháng 3.2018.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Phú Hòa - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cá tra, cá basa của Việt Nam có nhiều nguy cơ sẽ bị ngừng nhập khẩu hoàn toàn vào thị trường Mỹ từ tháng 3.2018. Nguyên nhân là do Việt Nam khó có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định mới phía Mỹ đặt ra.
“Nước Mỹ với tổng thống Donald Trumph đã quay lưng với thương mại tự do, thẳng thừng bác bỏ TPP và nêu quan điểm rõ rệt về bảo hộ thị trường, sản xuất trong nước có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này gặp nhiều khó khăn. Với thế mạnh của họ, Mỹ sẽ đặt ra các rào cản kỹ thuật, đôi lúc là vô lý và có thể vi phạm các quy định của WTO, ví dụ mới nhất là đạo luật Farm bill”, báo Dân Việt dẫn lời ông Hòa nói.
Còn theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện có 14 doanh nghiệp cá tra tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuy nhiên, chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu chính sang thị trường này với khối lượng và giá trị đáng kể là Vinh Hoan Corp, Hung Vuong Corp và Bien Dong Seafood. Các doanh nghiệp khác chỉ thực hiện hợp đồng cầm chừng hoặc bỏ hẳn thị trường này do thuế chống bán phá giá cao.
Có thể nói, nửa đầu năm nay, XK cá tra Việt Nam sang các thị trường lớn gặp rất nhiều rào cản và khó khăn. Điều này đã tác động ngược lại sản xuất trong nước, giá cá tra nguyên liệu và cá giống tăng giảm thất thường. Để tăng giá trị XK sang Mỹ và EU, các DN XK cá tra cần thay đổi tư duy và chiến lược để lấy lại cân bằng và bứt phá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm