10 nhiệm vụ chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong va đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh).
Theo đó, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 – 20% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.
Chiến lược đặt ra với mục tiêu chung nhằm phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thả khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu cho biết, năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc xây dựng và công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Mức độ chi tiết của các kịch bản khi đó mới chỉ giới hạn cho bảy vùng khí hậu và dải ven biển Việt Nam. Đến nay, kịch bản mới chi tiết hơn đến đơn vị hành chính cấp tỉnh và các khu vực ven biển, đặc biệt là đã bổ sung một số yếu tố cực trị khí hậu, phục vụ cho công tác tính toán thiết kế và quy hoạch
“Biến đổi khí hậu là một nguy cơ hiện hữu, đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải chủ động các hành động ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng mang lại nhiều cơ hội về hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ cộng đồng quốc tế” (làm BOX)
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được bố cục thành 6 phần, bao gồm: Biến đổi khí hậu – thách thức và cơ hội đối với nước ta; quan điểm chiến lược; tầm nhìn tới năm 2100; mục tiêu đến 2050; các nhiệm vụ chiến lược và tổ chức thực hiện.
Chiến lược đã xác định 10 nhiệm vụ chiến lược, bao gồm các nhóm nhiệm vụ thuộc về lĩnh vực thích ứng, nhóm nhiệm vụ thuộc về giảm nhẹ, các điều kiện phù hợp, đảm bảo cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đạt hiệu lực, hiệu quả cao, khả thi nhất.
Tại Lễ công bố, cộng đồng quốc tế đánh giá cao những nỗ lực và sự chủ động của Chính phủ Việt nam trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục có những hỗ trợ về tài chính và công nghệ để Việt nam ứng phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu cho biết “Với tầm nhìn dài hạn, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu là một Chiến lược nền tảng, làm cơ sở để rà soát, hoàn thiện, bổ sung các Chiến lược, chương trình, kế hoạch và quy hoạch hiện có và trong tương lại cảu các Bộ, ngành, địa phương. Trong thời gian tới, thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược thông qua việc cụ thể hóa Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Bị điện giật, bệnh nhân 26 tuổi được đưa về từ cõi chết một cách thần kỳ
Đà Nẵng: Làm rõ trách nhiệm không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
An Giang nổi bật với tiềm năng thu hút đầu tư
Chính thức bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo
Giữ mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương
Quy định về chế độ nghỉ phép theo Luật Lao động mới nhất cần biết