Thị trường

10 quốc gia bị cuốn vào vòng xoáy nợ công

Theo một ước tính gần đây, nợ công của thế giới đang ở mức 56,308 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 64% GDP của thế giới. Những quốc gia có nợ công lớn nhất đều có tỷ lệ nợ trên GDP lớn hơn 100%. Nhật Bản, một trong số những cường quốc của thế giới, khiến cả thế giới lo ngại khi đứng đầu bảng xếp hạng năm nay.
  • <p style="text-align: justify;"><strong>10. Singapore</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 113,60%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Năm nay Singapore thay thế vị trí của Cộng hòa Síp trong danh sách những quốc gia có tỷ lệ nợ công lớn nhất thế giới. Không khó hiểu vì sao tình trạng của Cộng hòa Síp được cải thiện. Hòn đảo của Địa Trung Hải đã nhận được gói cứu trợ 10 tỷ euro từ các tổ chức quốc tế khác nhau năm 2013.</p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù, có tỷ lệ nợ công cao hơn năm ngoái, nhưng Chính phủ Singapore đã sử dụng số tiền vay được để đầu tư chứ không phải để chi tiêu, do đó bản cân đối của quốc đảo này vẫn thực sự lành mạnh.</p>  <p style="text-align: justify;">Singapore hiện vẫn là một trong số những trung tâm tài chính quan trọng của thế giới với tỷ lệ tham nhũng thấp và tỷ lệ thương mại cao.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>9. Lebanon</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 120,00 %</em></p>  <p style="text-align: justify;">Đã có thời gian quốc gia Trung Đông này hưởng doanh thu rất lớn từ du lịch nhờ thời tiết dễ chịu và những bãi biển đẹp dọc Địa Trung Hải.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, cuộc nội chiến kéo dài 15 đã phá hủy cơ sở hạ tầng của nước này, đồng thời khiến những du khách không dám quay trở lại. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế.</p>  <p style="text-align: justify;">Hiện kim ngạch nhập khẩu của Lebanon cao gấp 4 lần so với kim ngạch xuất khẩu. Lebanon cũng thất bại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài do bạo lực xảy ra liên tiếp với nước láng giềng Israel.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>8. Jamaica</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 123,60%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Là thuộc địa cũ của Anh, Jamaica được thiên nhiên ban tặng thời tiết như trên thiên đường bên những bờ biển tuyệt đẹp của vùng biển Caribbean. Nhờ đó, Jamaica đón hàng triệu khách du lịch mỗi năm.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, quốc gia nhập siêu này đang chịu tổn thương do đồng tiền quốc gia yếu đi. Bên cạnh đó, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành xuất khẩu chuối và đường, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Jamaica.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>7. Ireland</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 124,20%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Trong những năm 1995-2000, Cộng hòa Ireland có tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, trung bình khoảng 9,4%, và được mệnh danh là Celtic Tiger của Liên minh châu Âu. </p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, Ireland đã liên tục trải qua thời kỳ suy thoái sâu sau đó với tỷ lệ nợ công tăng lên mỗi năm, phần lớn là những chính sách bảo đảm cho các ngân hàng nước này đầu cơ vào bong bóng bất động sản. Bong bóng bị vỡ đã gây ra thiệt hại hơn 100 tỷ euro và đẩy quốc gia này vào vòng xoáy nợ công.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>6. Bồ Đào Nha</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 127,80%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Cũng như Cộng hòa Ireland và Cộng hòa Síp, Bồ Đào Nha chịu tổn thương sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Eurozone. </p>  <p style="text-align: justify;">Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ bong bóng BĐS ở Mỹ năm 2006, sau đó lan ra toàn bộ hệ thống tài chính thế giới năm 2008. </p>  <p style="text-align: justify;">Những khoản đầu tư xấu bởi các ngân hàng Bồ Đào Nha, hành chính công không hiệu quả, cùng với những khoản nợ khổng lồ mà chính phủ nước này phải chịu do sự sụp đổ của các thể chế tài chính lớn đã khiến Bồ Đào Nha quay cuồng trong những bất ổn kinh tế suốt thập kỷ qua.</p>
  • <p><strong>5. Iceland</strong></p>  <p><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 130,50%</em></p>  <p>Quốc đảo cô lập ở phía bắc Atlantic này trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính trong những năm 2008- 2011. Các ngân hàng lớn của Iceland bị phá sản. Những nhà đầu tư trong nước và người gửi quốc tế chỉ còn biết tìm đếm chính phủ để bồi thường thiệt hại cho họ. Đồng nội tệ của Iceland bị suy yếu nhanh chóng khiến khối nợ công của quốc gia này ngày càng tăng lên.</p>  <p>Iceland hiện phải phụ thuộc phần lớn vào ngành xuất khẩu cá và nhôm để cân bằng cán cân thương mại của mình.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>4. Ý</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 133,00%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Ý là một trong số những cường quốc kinh tế và nằm trong 10 nước có GDP cao nhất thế giới.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, quốc gia này đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc suy thoái cuối những năm 2000 khiến nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước mất niềm tin và rút vốn khỏi thị trường này. </p>  <p style="text-align: justify;">Hầu hết trái phiếu chính phủ của Ý hiện được cho là sở hữu bởi chính người dân Ý. Nhờ đó, nợ quốc gia của Ý sẽ ít bị tổn thương bởi những bản chất dễ bay hơi của các khoản đầu tư nước ngoài.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>3. Hi Lạp</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 175,00%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Hi Lạp đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng nhất khu vực Eurozone. Những chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ đã làm gia tăng các cuộc biểu tình và những bất ổn quốc gia. </p>  <p style="text-align: justify;">Báo cáo cuối năm 2013 của Cơ quan Thống kê châu Âu cho biết, tỉ lệ thất nghiệp ở Hi Lạp là 27,4%, cao nhất châu Âu và cũng cao nhất thế giới.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>2. Zimbabwe</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 202,40%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Đây là quốc gia duy nhất ở châu Phi nằm trong top 10 nước có tỷ lệ nợ công cao nhất thế giới.</p>  <p style="text-align: justify;">Quốc gia này nằm dưới sự giám sát của Tổng thống Robert Mugabe từ năm 1987.Trong thời gian này, đồng đôla của Zimbabwe chịu lạm phát phi mã, tới mức đồng đô la có mệnh giá 100 nghìn tỷ đã được in năm 2008. Đến năm 2009, chính phủ Zimbabwe buộc phải từ bỏ đồng nội tệ của mình để chấm dứt tình trạng lạm phát.</p>  <p style="text-align: justify;">Sự cấm vận của các nước phương Tây, do chính sách cai trị độc tài của Tổng thống Mugabe, đã làm tê liệt nền kinh tế của nước này mặc dù Zimbabwe sở hữu những mỏ vàng và kim cương giàu có.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>1. Nhật Bản</strong></p>  <p style="text-align: justify;"><em>Tỷ lệ nợ công/GDP: 226,10%</em></p>  <p style="text-align: justify;">Quốc gia có GDP lớn thứ ba trên thế giới chịu sự tổn thương nghiêm trọng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây.</p>  <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, Nhật Bản cũng liên tục phải đối mặt với những thảm họa tự nhiên. Trận động đất sóng thần lịch sử Tohoku năm 2011 đã cướp đi 15.000 mạng sống, gây ra thiệt hại cho Nhật Bản lên tới 235 tỷ USD, và kéo theo thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Daiichi.</p>  <p style="text-align: justify;">Dân số già hóa, với chi tiêu phúc lợi xã hội tăng lên, cũng là một vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản phải đổi mặt hiện nay.</p>  <p style="text-align: justify;">Nhật bản hiện có hơn 14 nghìn tỷ USD tài sản tài chính tư nhân và một lượng lớn dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, tương lai của đất nước mặt trời mọc này vẫn chưa thể ổn định.</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo