Bảo vệ người tiêu dùng

Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.
Vụ việc phát hiện một doanh nghiệp nhập tơ tằm Trung Quốc dán mác hàng Việt để xuất sang Ấn Độ tiếp tục cho thấy “bóng ma” gian lận xuất xứ vẫn lảng vảng phía trước. Nguy cơ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu, thậm chí là dừng việc cho hưởng ưu đãi thuế quan, ảnh hưởng đến sản xuất nội địa vẫn luôn chực chờ.
Trong dịp Tết trung thu năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) sẽ tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với bánh trung thu lưu thông trên thị trường, tập trung kiểm tra các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh trung thu tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vẫn biết rằng dùng nhiều, hóa đơn tiền điện cao hơn là lẽ đương nhiên. Nhưng nếu tăng gấp 2-3 lần, thậm chí có khách hàng bị nhầm lẫn hóa đơn tiền điện cao gấp hàng trăm lần số thực tế càng khiến nhiều khách hàng nghi ngờ về tính minh bạch của ngành điện.
Để giá heo trong nước "hạ nhiệt", ngoài giải pháp tái đàn và nhập khẩu thịt đông lạnh, Bộ NN&PTNT đã cho phép nhập khẩu heo sống về giết mổ trong nước, phục vụ nhu cầu thịt nóng của người dân.