Tin tức - Sự kiện

165 ngàn tỷ xây sân bay Long Thành: Bộ Giao thông Vận tải cam kết không "đội vốn"

Xây dựng sây bay vào thời điểm này có hợp lý hay chưa khi kinh tế đất nước đang còn khó khăn? Số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD thì khả năng và thời gian thu hồi vốn ra sao?

Bản đồ quy hoạch khu đất dự kiến sử dụng xây dựng sân bay Long Thành (Ảnh: Nguyễn Cường)

Nhiều vấn đề liên quan đến dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã được các cơ quan báo đài đặt ra trong cuộc họp báo thông tin về dự án được Bộ GTVT tải tổ chức tại TP.HCM vào ngày 16/10

Dự án xây dựng Sân bây Long Thành được dư luận nếu nhiều lo ngại như: Xây dựng sây bay vào thời điểm này có hợp lý hay chưa khi kinh tế đất nước đang còn khó khăn? với số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ UDS như vậy thì khả năng và thời gian thu hồi vốn ra sao? cuộc sống của người dân sau đền bù giải tỏa như thế nào?...

Trước những lo ngại về số vốn đầu tư lớn sử dụng cho việc xây dựng sân bay Long Thành, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không (ACV - chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư dự án sân bay Long Thành), ông Nguyễn Nguyên Hùng cho hay, đây chỉ là giai đoạn tiền khả thi và là thời điểm để Chính phủ xin chủ trương từ Quốc hội.

Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2025) sẽ đầu tư Nhà ga hành khách với công suất 25 triệu khách/năm, 2 đường băng cất, hạ cánh với tổng mức đầu tư khoảng 165.000 tỷ đồng (khoảng 7,8 tỷ USD).

Trong giai đoạn 1 này, ông Hùng cho biết sẽ phân kỳ đầu tư thành các giai đoạn 1a và 1b, đồng thời việc huy động vốn đầu tư xây dựng sẽ gắn với dự án đầu tư các hạng mục theo nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn. Việc khuyến khích đầu tư vào các hạng mục thành phần dịch vụ khai thác, có khả năng thu hồi vốn cũng đã được tính đến.

Theo tính toàn sơ bộ, nguồn vốn gốc ngân sách Nhà nước (vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA...) để thực hiện giai đoạn 1 của dự án vào khoảng 165.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA là 47.859 tỷ đồng (chiếm  29,1%), do ACV vay lại vốn ODA của Chính phủ và nhận tự hoàn trả, còn vốn ngân sách Nhà nước là 24.081 tỷ đồng (chiếm 14,6%).

Cũng theo ý kiến của chuyên gia phản biện độc lập (thuộc Hội đồng thẩm định Nhà nước), cần chú ý rằng đây chỉ mới nghiên cứu tiền khả thi nên không có khái niệm tổng mức đầu tư dự án mà chỉ là khái toán đầu tư. Trong tờ trình cũng nêu rất rõ nhiệm vụ cụ thể, Chính phủ và Bộ GTVT vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, xét kỹ mọi yếu tố trong nghiên cứu tiền khả thi; trong đó, về mức đầu tư dự án cũng cần phải nghiên cứu tiếp.

Ngoài ra, nghiên cứu về các phương thức huy động nguồn vốn để phù hợp với từng dự án thành phần. Dự án xây dựng chỉ có thể triển khai và chính thức đưa ra kế hoạch phương thức huy động vốn sau khi đã được Quốc hội thông qua. Còn nếu chưa thì cũng chỉ tính toán mọi phương án trên giấy tờ.

Trước lo ngại việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành sẽ khiến cho nợ công tăng cao, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Tổng giám đốc ACV cho hay, nếu Quốc hội cho phép thì trên cơ sở đó Chính phủ mới chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan làm việc trực tiếp với các tổ chức tài chính, tính toán cụ thể. Từ đó, mới đưa ra được tổng mức đầu tư dự án và các phương thức huy động vốn…

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cam kết, để tránh tình trạng đội vốn, Bộ GTVT đã lập Hội đồng thẩm định Quốc gia để tham mưu, xem xét chi tiết mọi vấn đề trong quá trình thực hiện.

Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất  đã khai thác quá công suất thiết kế. Cụ thể, năm 2013, sân bay này phục vụ hơn 20 triệu hành khách trong khi công suất khai thác chỉ 20 triệu hành khách/năm. Cơ quan chức năng cũng đã có phương án và thực hiện song song việc cải tạo mở rộng nhằm đạt công suất 25 triệu khách/năm. Tuy nhiên theo tính toàn đến năm 2017, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ  rơi vào tình trạng quá tải. 

Đã có tính toán đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2025-2030 nhưng kế hoạch này không khả thi vì nhiều lý do, trong đó có ô nhiễm tiếng ồn, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, không đáp ứng được các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, an toàn hàng không…

Trước câu hỏi xây dựng sân bay Long Thành vào thời điểm này đã hợp lý chưa? Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, trong tương lai sân bay Long Thành sẽ “giảm gánh” cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã đạt công suất thiết kế và trở nên quá tải.

Cũng theo ông Thanh, vùng trời tiếp cận dành cho máy bay cất, hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất đang bị chồng lấn với vùng trời tiếp cận của căn cứ không quân Biên Hòa ở phía Bắc. Chi phí mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất tính ra lại gần bằng kinh phí xây dựng sân bay mới.

Theo tính toán, chi phí để nâng được công suất khai thác thêm 20 triệu hành khách phải cần tới khoảng 9,1 tỷ USD, phải giải phóng 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu), chưa kể chi phí và số lượng dân cư phải giải toả để làm thêm các tuyến đường giao thông huyết mạch.

Infonet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo