Chứng khoán

3 cổ phiếu cần quan tâm phiên 17/12

Đầu tư lược trích phân tích một số cổ phiếu đáng quan tâm của các công ty chứng khoán cho phiên 17/12.

 1- PHR: Đang được giao dịch tại mức khá cao 9.1x

(CTCK Bảo Việt - BVSC)
 
Giá cao su tiếp tục giảm. Dựa vào diễn biến giá cao su trong thời gian gần đây, giá tiêu thụ mủ cao su trong quý IV/2013 của CTCP Cao su Phước Hòa (HSX: PHR) dự báo sẽ giảm nhẹ so với quý III/2013 (46.1 triệu đồng/tấn so với 50.3 triệu đồng/tấn vào quý trước). Với giả định sản lượng tiêu thụ trong quý IV/2013 đạt 8,918 tấn, doanh thu trong quý IV/2013 của Phước Hòa ước đạt 413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 92.3 tỷ.
 
Lợi nhuận đảm bảo từ việc thanh lý vườn cây. Dù biên lợi nhuận gộp của công ty bị ảnh hưởng nhưng việc đẩy mạnh thanh lý vườn cây sẽ mang lại nguồn thu lớn cho PHR. Với giá bán hiện tại, thu nhập từ thanh lý vườn cây của Phước Hòa trong giai đoạn 2014-2019 là 140 tỷ đến 160 tỷ.
 
Phước Hòa vừa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho năm 2013, trong đó doanh thu dự kiến đạt 1,663 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 272 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng công ty có thể vượt mức kế hoạch đã điều chỉnh này. Cụ thể, doanh thu năm 2013 ước đạt 1,761 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 284 tỷ, vượt 5.8% và 4.4% so với kế hoạch.
 
PHR: Đang được giao dịch tại mức khá cao 9.1x
 
Dự án mở rộng diện tích cao su tại Campuchia tiếp tục được triển khai:
 
+ Dự án Kampongthom: Trong năm 2013, Phước Hòa đã trồng thêm 239 ha/ 300 ha, nâng tổng diện tích trồng tại dự án này lên 7,582 ha. Dự kiến trong năm 2014, công ty sẽ tiếp tục trồng thêm khoảng 357 ha để hoàn thiện 8,000 ha tại dự án này. Để tài trợ cho dự án này, PHR đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng Shinhan-chi nhánh Bình Dương với hạn mức 10 triệu USD, lãi suất 4%/năm. Ngoài ra, PHR cũng vừa vay thêm 150 tỷ VND, lãi suất 9%/năm và thương lượng một khoản vay khác cũng trị giá 150 tỷ VND.
 
+ Dự án Dak Lak: tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đã trồng tại Dak Lak vẫn là 160 ha và chưa có kế hoạch phát triển cụ thể cho năm sau.
 
Có thể nhận thấy 2 rủi ro chính mà Phước Hòa phải đối mặt trong những năm tới là (1) Năng suất vườn cây giảm do phần lớn vườn cây của công ty đang trong độ tuổi cao (2) Diện tích kinh doanh bị thu hẹp do phải đẩy mạnh thanh lý vườn cây. Tuy nhiên, diện tích bị thanh lý sẽ nhanh chóng được bù đắp khi dự án Kampongthom đi vào khai thác và năng suất vườn cây sẽ nhanh chóng tăng lại bắt đầu từ năm 2015. Ngoài ra Phước Hòa còn có lợi thế trong giá bán khi mà sản phẩm chính SVR CV 50-60 luôn có giá cao hơn so với những sản phẩm khác.
 
Với lợi nhuận sau thuế 284 tỷ đồng tương đương với EPS khoảng 3,626 đồng/cp, cổ phiếu của Phước Hòa đang được giao dịch tại mức 9.1x, khá cao so với các công ty cùng ngành. Tuy nhiên, ngành cao su được biết đến là ngành ngành luôn có lợi nhuận do cơ chế cố định giá thành theo doanh thu, vì vậy họ có thể duy trì việc trả cổ tức đều đặn ở mức 3000đồng/cp cho nhà đầu tư hằng năm, tương ứng với suất cổ tức khoảng 9%/năm. Với triển vọng giá cao su chưa có dấu hiệu hồi phục, chúng tôi đưa ra khuyến nghị “NEUTRAL” đối với cổ phiếu Phước Hòa với mức giá hiện tại.
 
2- HBC: Khuyến nghị từ MUA sang Nắm giữ

(CTCK Maybank KimEng - MBKE)
 
Kết quả kinh doanh giảm trong quý III/2013 sau khi ghi nhận tăng trưởng khá tích cực trong 6 tháng năm 2013. Trong quý III/2013, doanh thu giảm 32,5% quý trước đạt 817,9 tỷ và lợi nhuận trước thuế giảm 32,3% quý trước xuống 11,4 tỷ. Luỹ kế 9 tháng năm 2013, doanh thu tăng 6,2% cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế tăng 21,5% cùng kỳ do chi phí t ài chính ròng giảm 44,8% cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2013 giảm 15,3% cùng kỳ do thuế suất bình quân lên tới 41,4%, cao hơn so với 11% trong 9 tháng năm 2012 do điều chỉnh một số khoản mục không được khấu trừ thuế. Sự sụt giảm lợi nhuận trong quý 3 vừa qua khiến chúng tôi khá lo ngại về kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2013.
 
Điều chỉnh giảm dự báo kết quả kinh doanh 2013. Chúng tôi giảm dự báo doanh thu 2013 từ 4.873 tỷ xuống 4.207 tỷ, tăng 3,5% so với 2012 với giả định doanh thu xây dựng (chiếm 98% tổng doanh thu) tăng 5% cùng kỳ trong khi doanh thu từ bán hàng và dịch vụ giảm 10% cùng kỳ và doanh thu BĐS giảm 70% cùng kỳ. Chúng tôi giữ nguyên ước tính tỷ suất lợi nhuận hoạt động cả năm đạt 5,3%, cải thiện so với tỷ suất 4,5% trong 9 tháng năm 2013 nhưng giảm nhẹ so với 5,7% năm 2012. Dự báo lợi nhuận sau thuês 2013 theo đó cũng được điều chỉnh giảm từ 139 tỷ xuống 116 tỷ, giảm 12% so với 2012.
 
Rủi ro từ các khoản phải thu. Khó khăn kinh tế chung khiến nhiều chủ đầu tư BĐS gặp khó khăn về dòng tiền, dẫn đến chậm thanh toán cho HBC. Đến cuối quý 3/2013, các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng và theo HĐ xây dựng là 2.841 tỷ, tăng 15% so với cuối 2012 và chiếm 63% tổng tài sản. Để giảm rủi ro chậm thanh toán từ các dự án BĐS dân dụng, từ 2012 HB C đã chuyển hướng sang xây dựng công nghiệp và hạ tầng. Tuy nhiên, các khoản phải t hu đã tồn tại từ trước vẫn tiềm ẩn rủi ro khá lớn và sẽ mất khá nhiều thời gian để thu hồi.
 
HBC đã phát hành 10 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược là Nikko Securities (Indonesia) vào tháng 4/2013, do đó cổ phiếu HB C bị pha loãng khoảng 15%. EPS 2013 ước đạt 2.598 đồng, giảm 23,8% n/n. Chúng tôi dự báo sang năm 2014 doanh thu tăng 8% n/n đạt 4.542 tỷ và LNS T tăng 12% n/n đạt 129 tỷ do chi phí lãi vay không tăng với giả định công ty sẽ thu hồi được một phần các khoản phải thu và không cần vay để bổ sung vốn hoạt động. EPS 2014 dự báo đạt 2.694 tỷ, theo đó PE dự phóng khoảng 5,4x. Chúng tôi hạ khuyến nghị từ MUA sang Nắm giữ với giá mục tiêu 16.000 đồng/cp.
 
3- PVD: Đang được giao dịch tại P/E kỳ vọng 2013 tại 8,4 lần
 
(CTCK Maybank KimEng - MBKE)
 
Doanh thu thuần quý III/2013 của PVD tăng 16,1% cùng kỳ, đạt 3.866 tỷ đồng chủ yếu là do: 1) Giá cho thuê dàn khoan tăng bình quân khoảng từ 10 đến 15%; (ii) Số lượng giàn khoan thuê ngoài tăng lên bốn giàn, trong khi quý III/2012 chỉ có hai giàn. Biên lợi nhuận gộp quý III/2013 tăng lên mức 23,8%, cao hơn mức 20% quý III/2012. Tuy nhiên Lợi nhuận sau thuế quý III/2013 đạt 520 tỷ đồng, chỉ tăng 6,6% cùng kỳ, chậm hơn tăng trưởng doanh thu chủ yếu là do PVD ghi nhận khoản lợi nhuận khác ở mức âm 57 tỷ đồng so với mức lãi 63 tỷ quý II/2012. Lũy kế 9 tháng năm 2013, Doanh thu thuần tăng 25,1% cùng kỳ đạt 10.417 tỷ đồng (hoàn thành 92,3% kế hoạch năm) và Lợi nhuận sau thuế tăng 26,9% cùng kỳ, đạt 1.396 tỷ đồng (vượt 2,6% kế hoạch năm).
 
Duy trì ít nhất 3 giàn khoan thuê ngoài trong năm 2014. Trong năm 2014 PVD sẽ duy trì ít nhất 3 giàn khoan thuê ngoài là Naga 3 (hoạt động từ tháng 3/2014 – tháng 12/2014), Key Gibralta (tháng 9/2013-tháng 9/2014) và Galveston Key (từ tháng 2/2014-tháng 9/2014).
 
3- PVD: Đang được giao dịch tại P/E kỳ vọng 2013 tại 8,4 lần
 
Triển vọng từ liên doanh PVDrilling-Overseas (PVDO) với Falcon Energy Group (FCG). PVD đã liên doanh với FEG (Falcon Energy Group Limited) thành lập công ty liên doanh PV Drilling Overseas nhằm đầu tư một dàn khoan tự nâng thế hệ mới, dự kiến đi vào hoạt động vào quý I/2015. Tổng giá trị dự án lên tới 226 triệu USD, trong đó vốn vay chiếm 70%. Hiện PVD đang nắm 55% cổ phần, phần còn lại thuộc về tập đoàn Falcon Energy Group (FE G –Singapore 45%). PV D đã chuyển khoảng gần 396 tỷ đồng (gần 20 triệu USD) để góp vào liên doanh PVDO. Dự án mở ra cơ hội kinh doanh ra thị trường thế giới của PVD, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á, nơi dự kiến có nhu cầu dàn khoan tự nâng tăng mạnh trong giai đoạn 2013-2017.
 
Triển vọng tăng trưởng ngành. Theo dự báo của hãng tư vấn Doughlas Westwood, tổng số tiền đầu tư cho các hoạt động thăm dò và khai thác ngoài khơi Châu Á –Thái Bình Dương t rong giai đoạn 2013-2017 lên đến 162 tỷ US D. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng 4%. PVD c ó lợi thế là đang sở hữu các giàn khoan thế hệ mới trong khi hơn khoảng 40% số giàn khoan đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay đã hơn 20 năm tuổi và có thể sẽ dần được thay thế.
 
Định giá thấp: PVD đang được giao dịch t ại P/E kỳ vọng 2013 tại 8,4 lần, thấp hơn trung bình ngành khu vực là 12,9 lần.
 

 

Báo Đầu Tư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo