5 nền kinh tế nổi bật nhất năm 2013
Brunei: Nợ công ít nhất
Tiêu chí đánh giá: Nợ công
Uớc tính năm 2013: 2.4%
Vương quốc Hồi giáo nhỏ bé này giàu lên đáng kể nhờ có trữ lượng dầu khí lớn. Mức sống của gần 400 nghìn người dân Brunei khá cao với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước tính đạt 40.647USD/người, cao thứ hai tại Đông Nam Á sau Singapore (52.917 USD/người).
Quốc vương Sultan Hassanal Bolkiah được cho là một trong số những người giàu nhất thế giới với khối tài sản ròng lên tới 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, các mỏ vàng đen của Brunei đang cạn kiệt một cách nhanh chóng khi trữ lượng khai thác chỉ đủ trong vòng 25 năm tới. Do đó, quốc gia này đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào ngành dầu mỏ bằng việc thúc đẩy các lĩnh vực như ngân hàng hay du lịch.
Equatorial Guinea: Thu hút đầu tư nhiều nhất
Tiêu chí đánh giá: Tỉ trọng tổng vốn đầu tư/GDP
Uớc tính năm 2013: 61.3%
Các phát hiện dầu mỏ vào những năm 1990 đã giúp thay đổi nền kinh tế vốn phụ thuộc vào nông nghiệp của Equatorial Guinea. Nguồn dự trữ này đã giúp quốc gia nhỏ bé trên bờ Tây của châu Phi đảm bảo cho các khoản đầu tư.
Dòng vốn từ nước ngoài vào ngành năng lượng của Equatorial Guinea đã giúp nước này nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản, mặc dù quốc gia này phải tiếp tục chiến đấu với các vấn đề về xã hội như nghèo đói và tỉ lệ bệnh tật cao.
Guinea xuất khẩu dầu thô sang Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, còn Nhật bản là quốc gia mua phần lớn lượng khí tự nhiên của Equatorial Guinea.
Nam Sudan: Nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất
Tiêu chí đánh giá: tăng trưởng GDP
Ước tính năm 2013: 24.7%
Nam Sudan đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến. Bạo lực ngày càng leo thang sau một cuộc nỗ lực đảo chính vào tháng 12.
Tuy nhiên, năm 2013, quốc gia non trẻ nhất thế giới đã được hỗ trợ tái thiết sau một tranh chấp với Sudan khiến chính phủ nước này phải ngưng việc sản xuất dầu, khiến nền kinh tế bị suy giảm mạnh.
Tháng 4/2013, sản xuất dầu được hoạt động trở lại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng vì quốc gia này phụ thuộc toàn bộ vào doanh thu từ dầu mỏ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 được dự đoán là tăng lên khoảng 1.111 USD/người.
Mỹ: Nền kinh tế lớn nhất thế giới
Tiêu chí đánh giá: Kích thước nền kinh tế
Ước tính năm 2013: 16,7 nghìn tỷ USD
GDP năm 2013 được dự đoán là tăng lên 16,7 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi kích thước nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – Trung Quốc với GDP đạt 8,94 nghìn tỷ USD.
Sức mạnh phục hồi nền kinh tế Mỹ năm nay cho phép Cục Dự trữ Liên bang giảm khối lượng tiền bơm vào thị trường trước đó (gói QE3) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một trong những vấn đề tồn đọng của Mỹ là thời gian thất nghiệp kéo dài, lương bị hạn chế tăng hay lãi suất thế chấp tăng.
Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ năm 2013 rơi vào khoảng 52.839 USD/người.
Luxembourg: Thu nhập bình quân đầu người cao nhất
Tiêu chí đánh giá: Thu nhập bình quân đầu người
Ước tính năm 2013: 110.573 USD/người
Luxembourg tự hào là quốc gia có GDP cao nhất trong hai năm liên tiếp. Quốc gia châu Âu bé nhỏ có được vị trí này là nhờ dân số ít và nền kinh tế tài chính ổn định.
Mức sống ở Luxembourg khá cao với hàng nghìn người nước ngoài làm trong các dịch vụ tài chính. Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng khá khiêm tốn năm 2013, Luxembourg vẫn có thế mạnh vượt trội so với các đối thủ khác trong khu vực châu Á đầy bất ổn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động