Xã hội

8 người tử vong khi chạy thận: Nhiều tình tiết bất thường

Lãnh đạo BVĐK tỉnh Hoà Bình ký hợp đồng với công ty dược phẩm cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước nhưng công ty này "chuyển giao" ngay sang bên thứ 3.

Theo Kết quả điều tra của Công an tỉnh Hoà Bình liên quan đến sự cố chạy thận làm 8 người tử vong ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình: Ngày 25/5, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình ký hợp đồng với Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (do ông Đỗ Anh Tuấn làm giám đốc), theo tin tức trên báo Lao động.

Hệ thống lọc nước chạy thận có độc tố cao gấp 245 - 260 lần. Ảnh: Dân Trí

Hợp đồng được ký kết với nội dung, cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, cụ thể: Cát thạch anh, sỏi đỡ, than hoạt tính Norit, hạt nhựa Cation làm mềm nước, van inox 3x4 loại cửa mở, màng RO 404AG 90, bộ đèn UV dưới nước, khởi động từ MC22A LS, tiệt trùng hệ thống nước và xét nghiệm kiểm tra sinh hoá tiêu chuẩn AAMI...

Để thực hiện hợp đồng trên, ngay trong ngày 25/5, Công ty Thiên Sơn đã ký hợp đồng số 05/2017 với Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh (do ông Bùi Mạnh Quốc làm giám đốc), với nội dung bán, lắp đặt, thay thế vật liệu lọc RO số 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, với các danh mục nêu trên.

 Theo ông Thiệp, thứ nhất, có hay không 2 doanh nghiệp trên là “sân sau” của lãnh đạo bệnh viện khi những bản hợp đồng nhanh chóng được thông qua. Bên cạnh đó, luật sư cũng đặt ra hoài nghi: “Công ty dược phẩm trúng thầu Thiên Sơn có đủ năng lực trúng thầu hay không? Nếu có năng lực, sao chưa triển khai đã vội vã sang tên cho bên thứ ba. Có hay không câu chuyện thông thầu giữa lãnh đạo bệnh viện và các doanh nghiệp?”.

Nghiên cứu kỹ nội dung này, tiến sĩ, luật sư Lê Văn Thiệp (Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nhận định, có nhiều dấu hiệu bất thường trong 2 bản hợp đồng này.

Với chi tiết rất quan trọng này, luật sư Thiệp cho rằng, cần xem xét lại toàn bộ hồ sơ chứng minh năng lực của 2 doanh nghiệp đã trúng thầu liên quan đến quá trình chạy thận của bệnh viện. Ngoài ra, cần điều tra toàn bộ quy trình đấu thầu, ký kết giữa lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình với các doanh nghiệp trúng thầu. 

 

Với 2 bản hợp đồng vội vã nói trên, ngay khi đi vào hoạt động, bên thứ ba đã lập tức có hành vi vi phạm nghiêm trọng chuyên môn.
Cụ thể, theo kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh), có ngành nghề đăng ký kinh doanh “thoát nước và xử lý nước thải...” đã có những sai phạm trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO.

Liên quan tới vụ tai biến y khoa nghiêm trọng khiến 18 bệnh nhân chạy thận tại Đơn nguyên Thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị sốc phản vệ, trong đó đã có 8 người tử vong, ngày 7/7, ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho biết, Hội đồng kỷ luật sở Y tế tỉnh Hòa Bình tiếp tục xem xét sai phạm của ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) và sẽ đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể trong thời gian tới, báo Sài Gòn giải phóng đưa tin.

Lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình cũng cho biết, ông Dương đã bị tạm đình chỉ công tác 2 lần và tới thời điểm ngày 7/7 đợt tạm đình chỉ công tác lần 2 đã hết 15 ngày. Theo quy định, ông Dương chỉ bị tạm đình chỉ công tác không quá 2 lần, mỗi lần 15 ngày. 

Tuy nhiên, tới đây, Hội đồng kỷ luật của Sở Y tế Hòa Bình tiếp tục họp và yêu cầu ông Trương Quý Dương làm bản kiểm điểm về những thiếu sót, vi phạm liên quan tới vụ tai biến nghiêm trọng này và tự nhận hình thức kỷ luật. Sau đó, Hội đồng kỷ luật sẽ xem xét nghiêm túc sai phạm của ông Dương ở mức độ nào thì xử lý theo mức độ đó. 

Ngày 29/5, 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, sau đó đã có 8 bệnh nhân tử vong, 10 bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên, tiếp tục điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.

 

Nên đọc
Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Lao động, Sài Gòn giải phóng)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo