Ấn Độ và Pakistan họp bàn về tương lai biên giới Kashmir
Cụ thể, đây là lần gặp mặt thứ hai chỉ trong hơn một tuần vừa qua giữa chỉ huy lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ (BSF) và lực lượng biên phòng Pakistan (RP) trong nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng và xung đột tại khu vực biên giới Jammu-Kashmir.
Đại diện lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ cho biết: “Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí ôn hòa. Các bên đã tiến hành thảo luận về những biện pháp nhằm chấm dứt ngay mọi hành động leo thang quân sự tại Kashmir”.
Nhóm năm thành viên BSF cùng bốn thành viên của RP đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến những hành động vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và tìm kiếm giải pháp giảm thiểu xung đột và căng thẳng tại khu vực biên giới.
Kết thúc cuộc họp, lãnh đạo hai bên đát nhất trí bày tỏ mong muốn Ấn Độ và Pakistan nhanh chóng đạt được thỏa thuận ngừng bắn và tìm kiếm giải pháp giảm thiểu xung đột và căng thẳng tại khu vực biên giới trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong suốt 50 năm qua, Kashmir luôn là một "cái gai" nhức nhối trong quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan. Vùng núi này đã trải qua lịch sử đau thương, bị dày vò trong các cuộc đụng độ đẫm máu và bị giằng xé bởi các vụ chia cắt lãnh thổ.
Pakistan cho rằng Kashmir đáng lẽ đã thuộc về nước này năm 1947, bởi vì người Hồi giáo chiếm đa số ở Kashmir. Pakistan cũng cho rằng sau một loạt nghị quyết của LHQ về vấn đề Kashmir, người dân ở đây cần được bỏ phiếu để quyết định tương lai của họ.
Tuy nhiên, Dehli lại khẳng định người Kashmir không muốn có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào vấn đề riêng của họ, dẫn chứng mà Dehli đưa ra là Hiệp ước Simla năm 1972 – hiệp ước đó đưa đến một giải pháp qua đàm phán song phương mà không cần có sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Ấn Độ cũng đề cập đến Văn kiện gia nhập được Hoàng tử Hari Signh ký năm 1947.
End of content
Không có tin nào tiếp theo