Tin tức - Sự kiện

Anh: Quan điểm trái chiều về kế hoạch tăng chi phí quốc phòng

Tờ The Telegraph dẫn một báo cáo mới của các nhà lập pháp Anh cho hay, những mối đe dọa trên toàn thế giới hiện nay yêu cầu các lực lượng vũ trang Anh cần đến vài chục máy bay chiến đấu ngay lập tức và các kế hoạch quốc phòng hiện tại của nước này không còn phù hợp trước các diễn biến mới của toàn cầu. Theo đó, Anh cần phải nhanh chóng gia tăng ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự đồng tình từ chính Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon.

Trong một báo cáo mới, các nhà lập pháp Anh đã lên tiếng cảnh báo rằng, Anh phải tăng ngân sách quốc phòng lên mức tối thiểu của Tổ chức hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) nhằm đối phó với sự bất ổn đang ngày càng lan rộng từ Tây Địa Trung Hải tới Biển Đen. Theo đó, nếu ngân sách quốc phòng của Anh không đạt mục tiêu chi tiêu của NATO ở mức 2% GDP, nó sẽ "tác động nghiêm trọng" đến uy tín của quân đội Anh, trong khi việc cắt giảm chi tiêu hơn nữa có thể làm suy yếu toàn bộ khối đồng minh quân sự này.

 

 

Ủy ban Lựa chọn Quốc phòng cho rằng, Anh phải tuân thủ cam kết của NATO chi 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng (Ảnh Telegrahph)

 

Theo Ủy ban Lựa chọn Quốc phòng của Anh, việc gia tăng những hành động tàn bạo của Tổ chức Hồi giáo nhà nước tự xưng (IS) cũng như các bước đi của Nga tại Ukraine đồng nghĩa rằng kế hoạch quốc phòng năm 2010 của Anh không còn phản ánh những mối đe dọa mới đối với hòa bình trên khắp thế giới nữa. Do đó, Anh phải xây dựng lại khả năng thông thường đã mất dần sau Chiến tranh Lạnh, trong đó có việc đóng thêm tàu chiến và củng cố khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công hạt nhân và tên lửa, cũng như các loại vũ khí hóa học và sinh học. Đồng thời, Anh phải tuân thủ cam kết của NATO chi 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng cho dù tỷ lệ này là chưa đủ.

 

Báo cáo cho hay, hiện có lý do xác đáng để gia tăng số lượng tàu khu trục trang bị Hải quân Hoàng gia Anh lên 17 chiếc.

 

Cũng theo báo cáo này, đánh giá cắt giảm chi phí quốc phòng năm 2010 của NATO hiện đã lỗi thời bởi vì đánh giá này chỉ tập trung vào tương lai của các chiến dịch kiểu Afghanistan, chứ không phải là các cuộc đối đầu với các đối thủ quân sự hiện đại.

 

Báo cáo của ủy ban có đoạn viết, những hành động của Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine đồng nghĩa rằng "lần đầu tiên trong 20 năm, một quốc gia có nền quốc phòng tối tân đã thách thức biên giới của các quốc gia châu Âu. Những thách thức an ninh tại Trung Đông, châu Phi và Nam Á đã gia tăng nhanh chóng cả về quy mô cũng như độ phức tạp.

 

Ông Rory Stewart, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nghị viện Anh, cho biết, các kế hoạch hiện tại về quy mô và hình thái lực lượng vũ trang được lập sau cuộc bầu cử năm 2010

được dựa trên sứ mệnh lâu dài kiểu Afghanistan.

 

Ông cho biết thêm: "Việc đánh giá lại các giả định cơ bản của kế hoạch quân sự là thực sự cần thiết, để đối phó với những biến động vốn đang đe dọa lan rộng từ Tây Địa Trung Hải tới Biển Đen".

 

Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự đồng tình từ người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon bác bỏ nhận định cần phải xây dựng lại khả năng phòng thủ của lực lượng vũ trang. Theo đó, ông khẳng định, bước đi này là vô nghĩa.

 

Chính phủ Anh mong muốn không để vấn đề quốc phòng trở thành trở ngại tác động đến bầu cử, tuy nhiên báo cáo của Ủy ban Quốc phòng Nghị viện đưa ra sau một loạt những cảnh báo từ các cựu lãnh đạo quân sự cũng như lo ngại của các quốc gia đồng minh về việc cắt giảm chi phí quốc phòng.

 

Thủ tướng Anh David Cameron từ chối cam kết với nước này về chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP trong năm tới, bất chấp việc ông thuyết trình với các nước đồng minh về tầm quan trọng của vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra năm ngoái tại xứ Wales. Theo những dự báo hiện tại, ngân sách quốc phòng Anh sẽ giảm 1,75% vào năm 2019, trong khi đó những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" sau cuộc bầu cử có thể khiến ngân sách quốc phòng giảm sâu hơn.

 

Theo báo cáo, nếu ngân sách quốc phòng của Anh giảm xuống dưới ngưỡng trên, "thì tác động đối với uy tín của Vương quốc Anh với tư cách là một đồng minh quân sự của NATO sẽ vô cùng tai hại, đặc biệt trong con mắt của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu. Nó sẽ làm tổn hại bộ máy lãnh đạo Anh trong NATO và Nga sẽ "để mắt" kĩ càng trước các tín hiệu suy yếu của NATO".

 

Bộ trưởng Fallon cho hay: "Đề xuất cần phải xây dựng lai khả năng phòng thủ cho lực lượng quân đội ANh là vô nghĩa. Hiện Anh có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trong khối NATO và lớn nhất trong Liên minh châu Âu. Phản ứng của lực lượng vũ trang ANh trước các diễn biến gần đây tại Trung Đông, Sierra Leone và Ukraine nhấn mạnh rằng chiến lược linh hoạt trong khuôn khổ Chính sách Quốc phòng và An ninh Chiến lược (SDSR) 2010 và Lực lượng Tương lai (2020) đang phát huy hiệu quả".

 

NM (Theo Telegraph)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo