Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt nước ngọt có gas: Lợi bất cập hại?
“Việt Nam sẽ tạo ra một tiền lệ chưa từng có trong ngành công nghiệp đồ uống trên thế giới khi áp thuế TTĐB 10% với mặt hàng nước ngọt có gas không cồn. Nếu mức thuế này được áp dụng, người “chịu trận” cuối cùng chính là người tiêu dùng, chứ không phải doanh nghiệp, trong khi vì nhu cầu sử dụng, người dùng sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm tương tự, nhưng Nhà nước thì không đạt được mục đích giảm tiêu thụ với lý do “bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng”... Đây là những ý kiến khẩn thiết của cộng
CO2 không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Diễn đàn “Triển vọng ngành thực phẩm và đồ uống VN” tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) và Phòng Thương mại Mỹ tại VN (AmCham) ngày 28.3 đã trở thành diễn đàn để các doanh nghiệp (DN) ngành thực phẩm và đồ uống lên tiếng phản đối dự định áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 10% lên nước ngọt có gas tại thị trường VN.
Đề xuất áp thuế 10% lên nước ngọt có gas của Bộ Tài chính với mục đích định hướng người tiêu dùng khi cho rằng, nước ngọt có gas là tác nhân gây nên những căn bệnh béo phì, mỡ máu, tiểu đường, bệnh gút và tăng nguy cơ ung thư...
Tuy nhiên, không đồng ý với quan điểm này, đại diện các DN đều cho rằng: “Nước ngọt có gas không cồn không chứa các thành phần độc hại”. Sự khác biệt duy nhất giữa nước ngọt có gas và nước ngọt không có gas nằm ở thành phần “gas” (đó là hợp chất CO2). Nhưng hiện không có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra rằng CO2 gây ra vấn đề về sức khoẻ.
Ông Sesto Vecchi - Luật sư điều hành Cty Russin & Vecchi (Mỹ) – khẳng định: “Hiện không một quốc gia nào trên thế giới chỉ đánh thuế TTĐB vào NGK có gas, hơn nữa nếu chỉ dựa vào thành phần carbonate hóa (CO2) để đánh thuế là không công bằng, vì chất này không có hại cho sức khoẻ. Thêm vào đó, hiện thị phần nước ngọt có gas tại VN có đến 88% nằm trong tay các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, sẽ ngay lập tức bị thu hẹp thị phần, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động.
Song, điều đáng nói là ảnh hưởng từ mức thuế (10%), không phải là nhà sản xuất chịu, mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu. Cuối cùng, sắc thuế đang tạo ra sự phân biệt đối xử với các DN đầu tư nước ngoài tại VN, đi ngược lại với nguyên tắc đối xử quốc gia trong các cam kết WTO.
Còn theo ông Mason Cobb - Chủ tịch Ban Y tế và sức khỏe thuộc AmCham Vietnam - thì cho rằng đề xuất của Bộ Tài chính thiếu cơ sở khoa học, khiến nước uống có gas bị hiểu lầm oan uổng. Thuế đánh vào “nước ngọt có gas không đường” tức là đánh cả vào thức uống có gas dành cho người ăn kiêng, trong khi nước ngọt không gas không đường sẽ không bị đánh thuế. Điều này chưa có tiền lệ bởi sắc thuế đang đánh vào “gas” chứ không phải “đường” (trong khi đường mới là thủ phạm đáng lo của sức khỏe).
Không tăng thu mà còn thất thu
TS Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (MPI), chuyên gia tư vấn cấp cao Cty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu - lưu ý các nhà làm chính sách, cần cân nhắc đến 3 vấn đề khi xem xét áp thuế TTĐB. Đó là: Sản phẩm được xem xét áp thuế có phải hàng xa xỉ hay không; sản phẩm có gây tổn hại sức khỏe hay không; việc tăng thuế có làm tăng thu ngân sách hay không?
Ông nhấn mạnh, nước ngọt có gas không phải là sản phẩm xa xỉ, vì đang tiêu thụ cho đa dạng đối tượng, phần lớn là tầng lớp bình dân. Chính vì vậy, áp thuế TTĐB thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên sẽ là đông đảo người tiêu dùng. Sản phẩm đã có những chứng minh khoa học không gây tổn hại đến sức khoẻ. Trong khi đó, tăng thuế chắc ngân sách sẽ tăng.
TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - minh chứng, thuế chưa tăng, thì hiện nay đóng góp của ngành đồ uống vào GDP đã ở mức khá cao (khoảng 15%), nhưng nếu áp thuế 10% thì ngay lập tức lượng cầu của sản phẩm dự kiến sẽ giảm khoảng 28%.
Cầu giảm ắt sẽ giảm cung, song số liệu minh chứng được ông Trung đưa ra là từ kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận thâm hụt của ngành nước giải khát trong năm nay sẽ vào khoảng 800-1.000 tỉ đồng. Lợi nhuận giảm đồng nghĩa với đóng góp của ngành này vào ngân sách phải giảm theo.
Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc gia London - ông Christopher Snowdon - cho rằng: Hiện 14 quốc gia từng cân nhắc và bỏ quyết định áp thuế TTĐB với nước ngọt có gas. Chẳng hạn Ailen, thuế TTĐB được gỡ bỏ vào năm 1992, kết quả đã kích thích tiêu dùng, tăng thu ngân sách 3,4 triệu bảng Ailen. Ai Cập cũng giảm thuế với nước ngọt có gas từ 29% xuống còn 19% vào năm 2005, giúp GDP tăng 27% vào năm đó. Tại Lào, thuế với nước ngọt có gas giảm từ 30% xuống 5% vào năm 2011. Còn Hàn Quốc cũng gỡ bỏ thuế TTĐB vào năm 2005.
Báo Lao Động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo