Quốc tế

APEC 2017: Chủ tịch Tập Cận Bình nói về phát triển đa phương, toàn cầu hóa

Sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chiều 10/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp (CEO Summit) trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC nhằm thúc đẩy hợp tác và gắn kết giữa các nước thành viên APEC.

Mở đầu bài phát biểu 2.000 doanh nhân và khách mời tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo doanh nghiệp (CEO Summit) trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APECChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, ông Tập cho rằng cộng đồng quốc tế đã cùng nhau hợp tác giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Theo ông, kinh tế số đang phát triển nhanh chóng là xu thế mới của thế giới, là động lực mới của phát triển.

"Dù có nhiều rủi ro và bất định nhưng thương mại và đầu tư toàn cầu vẫn tăng trưởng. Chúng ta vẫn phát triển và tăng trưởng trên mọi lĩnh vực là một hành trình không điểm cuối. Trung Quốc nhìn vào tương lai, không phải quá khứ. Chúng ta sống trong một thế giới toàn cầu, các nước đã thực hiện cải cách toàn diện và đạt tăng trưởng", Chủ tịch Tập Cận Bình nói.

Chủ tịch Trung Quốc phát biểu trước cử tọa CEO Summit tại Đà Nẵng. ​Ảnh: báo Tri Thức Trực Tuyến

Theo ông Tập, thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi sâu sắc trong quản trị kinh tế toàn cầu, buộc các nước "cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương, cùng theo đuổi phát triển chung, thông qua xây dựng, phát triển các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai loài người".

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh vào hợp tác song phương trong bài phát biểu trước, ông Tập cho rằng châu Á - Thái Bình Dương phải hợp tác đa phương với nhau, thúc đẩy nền kinh tế mở để có một tương lai tươi sáng hơn. 

Tiếp đó, ông Tập Cận Bình đặt câu hỏi "Chúng ta phải đi cùng nhau, hay đi những con đường riêng?", và trả lời rằng "Chúng ta phải đi cùng nhau". Ông lý giải các nền kinh tế APEC nên thúc đẩy đầu tư, phát triển, nên tạo ra những sự tự do hóa rộng mở hơn, bao trùm hơn để mang lại tất cả lợi ích cho mọi nước, mọi nhóm người. Chúng ta phải ủng hộ thương mại đa phương, tự do thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương. Việc mở ra một khu vừa FTA của châu Á - Thái Bình Dương là ước mơ lâu dài.

Nói về mối quan hệ quốc tế mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông tin: Trung Quốc sẽ nới lỏng đáng kể việc tiếp cận thị trường, bảo đảm tất cả mọi việc kinh doanh bất kể nước nào sẽ được đối xử công bằng.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫy tay chào tại CEO Summit. Ảnh: báo Tri Thức Trực Tuyến

Nói về sáng kiến một vành đai một con đường, Chủ tịch Trung Quốc cho rằng đó là một sáng kiến nhấn mạnh vào việc xây dựng cơ sở vận tầng. "Sáng kiến từ Trung Quốc nhưng thuộc về cả thế giới", ông nói. Sáng kiến sẽ thúc đẩy phát triển cở sở hạ tầng, tăng cường tính kết nối liên khu vực. Nó sẽ tạo ra một nền tảng rộng hơn và năng động hơn cho phát triển.

 

Nói về quá trình phát triển của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định: Trung Quốc đang theo đuổi chính sách lấy con người làm trọng và nhắc đến nỗ lực, thành tựu trong việc giảm đói nghèo tại nước này. Ông cũng nhắc đến những chiến lược để phát triển Trung Quốc trong thời đại mới. 

“Đến năm 2020 Trung Quốc sẽ trở thành một xã hội thịnh vượng toàn diện trong mọi lĩnh vực và đến 2035 sẽ thành xã hội chủ nghĩa hiện đại và 2050 sẽ thành một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại với sự phồn thịnh, tự cường, dân chủ, văn hoá cao, tươi đẹp”, ông nhấn mạnh.

Ông Tập cũng cho biết kế hoạch trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ tạo ra một thị trường rộng hơn. “Và lúc đó chúng tôi sẽ cần nhập khẩu 24 nghìn tỷ USD hàng hoá, và thu hút khoảng 2000 tỷ USD vốn đầu tư, cũng như đầu tư ra nước ngoài khoảng 2000 tỷ USD nữa”, ông tiết lộ.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh luôn coi trọng hoà bình và đây là giá trị quan trọng nhất. "Chúng tôi cam kết sẽ tạo ra sự hoà bình ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, đảm bảo sự công bằng và hoà bình để xây dựng một đối tác trên toàn thế giới vì lợi ích của tất cả các nước, tạo nên một khuôn khổ trên thế giới dựa trên bình đẳng cùng có lợi”, ông khẳng định.

Ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ nỗ lực xây dựng một thế giới thịnh vượng, văn minh, an toàn, đảm sự hài hòa giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đảm bảo sự công bằng và hòa bình tạo ra khuôn khổ hợp tác quốc tế dựa trên bình đẳng, cùng có lợi, cũng như mong muốn xây dựng một nền chính trị và kinh tế thế giới ngày càng công bằng hơn. 

 

Ông Tập nhấn mạnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn cần sống trong hòa bình ổn định thịnh vượng, luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng, hòa bình, đối tác toàn thế giới, theo khuôn khổ hợp tác quốc tế, dựa trên bình đẳng cùng có lợi. "Người dân cần được sống trong hoà bình, ổn định. Chúng ta phải nỗ lực tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho châu Á Thái Bình Dương của chúng ta”, ông Tập nhận mạnh điều này, kết thúc bài phát biểu.

Nên đọc
Thế Hoàng (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo