Thị trường

APEC 2017: Ứng phó biến đổi khí hậu và tăng cường ANLT

Sáng ngày 22/8, cuộc họp thường niên Nhóm công tác APEC về Chính sách An ninh lương thực (PPFS) thuộc khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực và đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu chính thức khép lại tại tại thành phố Cần Thơ.

Với sự đồng thuận từ đại biểu các nước về Kế hoạch hành động thực hiện khung chiến lực APEC giai đoạn 2018–2025 về ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn – đô thị để tăng cường an ninh lương thực và chất lượng thực phẩm.

Ông JongHa Bae, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết, những năm gần đây, sự bùng nổ dân số thế giới cùng những biến động trong thu nhập trên đầu người khiến giá lương thực trên đà tăng mạnh.

Mặt khác, những bất lợi đến từ thiên tai, dịch hại và tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đã và đang gây bất lợi lên hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản lượng nông sản toàn cầu, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, tác động tiêu cực đến an ninh lương thực và sự bình ổn thị trường trên toàn thế giới, báo TTXVN đưa tin.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN

Theo đó, kế hoạch hành động cụ thể sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực: nghiên cứu và tìm hướng giải quyết mối tương quan giữa an ninh lương thực và biến đổi khí hậu; quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; phát triển nông thôn – đô thị bền vững; thúc đẩy đầu tư nông nghiệp và ổn định thị trường thực phẩm trong khu vực; hài hoà các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chống lãng phí lương thực.

Qua đó, mục tiêu đặt ra là hoàn thành hai nhiệm vụ lớn: huy động nguồn lực và kêu gọi hợp tác kinh tế giữa các thành viên để phát triển chuỗi giá trị thực phẩm APEC bền vững, góp phần bảo vệ an ninh lương thực, đồng thời, phát triển nông thôn – đô thị và tăng cường chất lượng thực phẩm.

Ngoài ra, MYAP (kế hoạch hành động nhiều năm) sẽ thúc đẩy tăng cường phối hợp trong khu vực trong việc giải quyết các thách thức liên quan chặt chẽ đến ANLT, phát triển, thích ứng BĐKH và tiết kiệm lương thực.

Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn - đô thị bền vững để tăng cường ANLT và tăng trưởng chất lượng (viết tắt AP) đã được thông qua với mục tiêu, gồm: Tăng cường kiến thức, thông tin, và chia sẻ kinh nghiệm về các thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm; Sử dụng cơ cấu APEC hiện tại để cung cấp phương tiện cho các nền kinh tế APEC chia sẻ kinh nghiệm tốt hơn và thúc đẩy hợp tác kinh tế để tăng cường ANLT và tăng trưởng chất lượng; Nâng cao năng lực của các nền kinh tế APEC nhằm giải quyết các mối liên kết giữa nông thôn và thành thị, nhằm cải thiện ANLT và tăng trưởng chất lượng. 

Kế hoạch AP kêu gọi các thành viên phát triển các hoạt động dựa trên các chiến lược được nêu trong Khung chiến lược trên  cơ sở tự nguyện và các nền kinh tế thành viên có quyền quyết định thực hiện tất cả hoặc một số hoạt động tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mình, báo CAND đưa tin.

 

AP hướng tới giải quyết các thách thức liên quan đến phát triển nông thôn - đô thị và ANLT thông qua theo đuổi đồng thời bốn chủ đề, đã được xác định trong Khung chiến lược, gồm: Phát triển kinh tế hợp nhất; Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; Khía cạnh xã hội và hiệu quả hành chính.

Theo kế hoạch, giai đoạn đầu của chương trình hành động sẽ được tiến hành ngay khi hoạt động của APEC 2017 kết thúc tại Việt Nam./.

Nên đọc
Trung Hùng (Tổng hợp theo báo TTXVN, CAND)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo